Vì sao Trung Quốc muốn đàm phán COC?
Phóng to |
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh: “Việc rất cấp thiết lúc này là làm sao xây dựng cho được COC để đảm bảo tốt hơn hòa bình, an ninh ở biển Đông” Ảnh: H.GIANG |
- Với Việt Nam, quan trọng nhất là bảo đảm cho được môi trường hòa bình, ổn định và an ninh an toàn hàng hải ở biển Đông.
Để đạt được điều đó, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận, cam kết các bên đã thống nhất, như tuyên bố sáu điểm của ASEAN, Tuyên bố ứng xử (DOC), tuyên bố kỷ niệm 10 năm DOC giữa ASEAN - Trung Quốc, đồng thời phải thực hiện cho được luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982.
Từ tháng 11-2011, nội bộ ASEAN đã bàn dự kiến những nội hàm, những thành tố chính có thể đưa vào Bộ quy tắc ứng xử để bàn với Trung Quốc.
Trong suốt quá trình đó, ASEAN đã chủ động thúc đẩy tham vấn với Trung Quốc. Năm 2012 đã có những tham vấn không chính thức giữa ASEAN và Trung Quốc cấp quan chức (SOM) về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Trong cuộc họp gần đây nhất vào đầu tháng 4-2013 tại Bắc Kinh, ASEAN và Trung Quốc đã thấy rằng phải tích cực tham vấn quá trình chuẩn bị để có thể sớm khởi động đàm phán chính thức.
* Như vậy, phải chăng các cấp tham vấn không chính thức giữa hai bên vẫn chưa cho thấy điều kiện chín muồi cả về thời gian và nội dung để khởi động chính thức?
- Hai bên thấy rằng để bàn về Bộ quy tắc ứng xử cần thống nhất với nhau quá trình chuẩn bị, cách thức đàm phán, cách tiếp cận COC. Tại hội nghị ở Bắc Kinh vừa qua, Trung Quốc đã đề xuất một loạt hoạt động kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, mà một trong những đề xuất đó là tổ chức hội nghị đặc biệt các ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc để bàn chung về quan hệ đối tác chiến lược làm sao thúc đẩy hơn nữa quan hệ.
Tại hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN vừa qua ở Brunei, các bộ trưởng ASEAN đã hoan nghênh ý tưởng này và sẽ cùng phối hợp với Trung Quốc tổ chức vào nửa cuối năm, có thể tháng 8 hoặc tháng 9.
ASEAN cho rằng tổng thể quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc bao gồm rất nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, thương mại, hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, bảo đảm môi trường hòa bình an ninh khu vực, trong đó có vấn đề biển Đông. Do đó, trong năm 2013 nhân kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược thì cũng đồng thời thúc đẩy tất cả lĩnh vực hợp tác đó, trong đó có việc xử lý vấn đề biển Đông. Điều này nằm trong tổng thể quan hệ với Trung Quốc. ASEAN rất muốn cùng với Trung Quốc duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở biển Đông.
* Tại Hội nghị cấp cao ASEAN sắp diễn ra ở Brunei, các nhà lãnh đạo ASEAN dự kiến sẽ tập trung thảo luận gì xung quanh chủ đề biển Đông?
- Nếu nhìn vào vấn đề biển Đông trong thời gian qua và đặc biệt gần đây, chúng ta phải thấy hai điểm chính: một là mục tiêu đảm bảo cho được môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, trong đó có an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông vừa là quan tâm chung đồng thời cũng là lợi ích của ASEAN, khu vực và các nước liên quan. Đồng thời, chúng ta thấy thời gian gần đây vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, thậm chí có chiều hướng gia tăng.
Do đó chúng tôi cho rằng tại hội nghị cấp cao tới, các nhà lãnh đạo ASEAN chắc chắn sẽ phải bàn làm sao để có các biện pháp bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông. Để làm được điều đó, ASEAN cần phải tiếp tục phát huy vai trò và tiếng nói của mình. Có lẽ dự kiến các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ cho ý kiến chỉ đạo về phương hướng, sẽ tiếp tục phấn đấu trong thời gian tới để đạt các mục tiêu chung này như thế nào.
Theo tôi, những nội dung quan trọng mà ASEAN cần tiếp tục phát huy là phải bảo đảm các nỗ lực xây dựng lòng tin, thực hiện kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình để tiếp tục củng cố hơn nữa môi trường hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông.
Thứ hai, phải đề cao, đồng thời bảo đảm thực hiện hiệu quả những cam kết, thỏa thuận đã có liên quan đến vấn đề biển Đông, trong đó có Tuyên bố sáu nguyên tắc của ASEAN, có DOC, cũng như tuyên bố của Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc nhân kỷ niệm 10 năm DOC.
Thứ ba, tiếp tục xây dựng lòng tin và không làm gì phức tạp thêm tình hình, đồng thời việc rất cấp thiết lúc này là làm sao xây dựng cho được COC để đảm bảo tốt hơn hòa bình, an ninh ở biển Đông. Tôi cho rằng đó là các nội dung dự kiến mà các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ bàn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận