07/12/2013 07:55 GMT+7

Vụ 7 ngân hàng xiết nợ một công ty: Tình hình căng như dây đàn

BÁ SƠN - NGÔ THIÊN PHÚC
BÁ SƠN - NGÔ THIÊN PHÚC

TT - Ngày 6-12, Công an thị xã Dĩ An, Bình Dương đã phải tăng cường bảo vệ hiện trường, giữ gìn trật tự tại kho hàng của Công ty TNHH Trường Ngân (đường Nguyễn Thị Chạy, P.Tân Đông Hiệp) khi xuất hiện một số yếu tố mới gây căng thẳng ở đây.

Cụ thể, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, kho hàng của Công ty Trường Ngân gồm bảy khoang, trong đó chỉ có khoang thứ 2 đang bị cưỡng chế theo thỏa thuận của Ngân hàng Phương Đông - OCB và Trường Ngân. Các khoang còn lại cũng chứa cà phê thế chấp (ngoại trừ khoang số 1 và 4 chứa gỗ) nhưng chưa bị thi hành án. Trong ngày 6-12, xuất hiện tin đồn một trong số bảy ngân hàng là “chủ nợ” của Trường Ngân (gồm MB, MSB, VietinBank, VIB, OCB, Agribank và Techcombank) trong hai ngày thứ bảy, chủ nhật khi lực lượng thi hành án nghỉ làm việc sẽ cho người tới “cướp” cà phê tại các kho hàng còn lại. Vì vậy, trong ngày 6-12 tại các khoang cà phê còn lại bất ngờ xuất hiện thêm một ổ khóa mới không rõ ngân hàng nào mang tới bên cạnh ổ khóa hiện hữu.

Căng thẳng xuất hiện khi tại một kho hàng mà Ngân hàng Quân Đội - MB (ngân hàng đã khởi nguồn vụ “xiết nợ” lần đầu tiên vào ngày 6-6) thuê người trông coi, lực lượng bảo vệ định cưa vứt bỏ ổ khóa mới thì các ngân hàng còn lại đã phản đối. Mâu thuẫn leo thang nên công an 113 phải can thiệp, tạm thời yêu cầu giữ nguyên hiện trạng nhằm tránh xảy ra xô xát. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng chưa dừng lại khi một số ngân hàng đã lên kế hoạch “đối phó” trước tin đồn một trong số bảy ngân hàng sẽ cho lực lượng tới “cướp” cà phê vào sáng nay (7-12). Tới cuối giờ chiều 6-12, khi lực lượng thi hành án tạm nghỉ làm việc đã có bốn xe tải được các ngân hàng điều tới đậu chắn ngang trước cổng các kho hàng để đề phòng việc “cướp” cà phê.

Hiện cổng chính của Công ty Trường Ngân đã được Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Dĩ An khóa kín và giao lại lực lượng công an phường quản lý. Đại diện Chi cục Thi hành án cho biết họ chỉ cưỡng chế cà phê tại kho số 2, còn cà phê ở các khoang hàng còn lại là trách nhiệm giải quyết của các ngân hàng và cơ quan chức năng khác. Tới nay, việc cưỡng chế kho hàng số 2 đã thực hiện được hơn một nửa và sẽ tiếp tục được triển khai vào đầu tuần tới theo lịch làm việc hành chính.

Hầu hết các ngân hàng trong số bảy “chủ nợ” của Công ty Trường Ngân đều cho rằng vụ việc tại đây sẽ còn diễn biến phức tạp vì số tiền của mỗi ngân hàng cho công ty này vay đều từ hàng chục tới hàng trăm tỉ đồng. Tổng số nợ và lãi của Trường Ngân đã lên tới gần 700 tỉ đồng trong khi số cà phê trong kho chỉ khoảng 2.800 tấn (tương đương 100 tỉ đồng) nên ngân hàng nào cũng muốn lấy số cà phê thế chấp để giảm bớt thiệt hại cho mình. Hầu hết các ngân hàng đã “cầu cứu” tới các cơ quan chức năng như Bộ Công an, Viện KSND TP.HCM và Viện KSND tối cao, Ngân hàng Nhà nước VN... nhằm giải quyết vụ việc tại Công ty Trường Ngân.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Một kho cà phê “qua mặt” nhiều ngân hàngĐề nghị kháng nghị vụ cưỡng chế tại Công ty Trường Ngân7 ngân hàng lớn cùng đòi lấy cà phê xiết nợ một công tyCác ngân hàng nộp hồ sơ cho công anCưỡng chế kho hàng vụ “7 ngân hàng xiết nợ một công ty”Xiết nợ không thành, 7 ngân hàng "cầu cứu" công an

BÁ SƠN - NGÔ THIÊN PHÚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên