7 ngân hàng lớn cùng đòi lấy cà phê xiết nợ một công tyCác ngân hàng nộp hồ sơ cho công an
Phóng to |
Đại diện Chi cục thi hành án dân sự thị xã Dĩ An công bố quyết định cưỡng chế - Ảnh: BÁ SƠN |
Phóng to |
Lực lượng chức năng và các ngân hàng mở kho hàng của công ty Trường Ngân - Ảnh: BÁ SƠN |
Phóng to |
Xe tải được đưa tới để chở cà-phê đi - Ảnh: BÁ SƠN |
Trường Ngân nợ OCB hơn 93,2 tỷ đồng Theo bản án của Tòa án nhân dân Q.4, TP.HCM (công ty Trường Ngân có trụ sở chính tại TP.HCM), các bên thống nhất xác định số tiền mà Trường Ngân còn nợ OCB là: 4.451.482.28 USD (bốn triệu bốn trăm năm mươi mốt ngàn, bốn trăm tám mươi hai đô la Mỹ và 28 cent), tương đương 93.258.553.766 đồng (chín mươi ba tỷ hai trăm năm mươi tám triệu năm trăm năm mươi ba ngàn bảy trăm sáu mươi sáu đồng. Để đảm bảo khoản vay theo Hợp đồng tín dụng nêu trên, Trường Ngân cầm cố cho OCB tài sản là khối lượng 3.360 tấn cafe xô, đủ điều kiện xuất khẩu. |
Do tập trung đông người, đại diện một số ngân hàng không đồng ý việc cưỡng chế…nên Công an thị xã Dĩ An đã phải cử rất đông lực lượng bảo vệ hiện trường.
Tại cổng của công ty, đại diện Chi cục thi hành án dân sự thị xã Dĩ An đã công bố quyết định cưỡng chế đối với kho hàng của công ty Trường Ngân để trả nợ cho ngân hàng OCB (ngân hàng này đã kiện ra tòa hồi tháng 6-2013).
Theo đó, trên giấy tờ quyết định số hàng hóa bị cưỡng chế sẽ là 3.360 tấn cà-phê nhân mà công ty Trường Ngân ký hợp đồng thế chấp đối với OCB.
Tuy nhiên, số cà-phê còn trong kho có thể không còn đúng như con số trên vì Công ty Trường Ngân vay vốn tới 7 ngân hàng (gồm Techcombank, MB, MSB, Vietinbank, VIB, OCB, Agribank).
Trước đó, vào ngày 6-6, Ngân hàng Quân đội (MB) cũng cho người tới để lấy 615 tấn cà-phê tại kho hàng của Công ty Trường Ngân nhưng đã bị các ngân hàng còn lại phản đối nên không thực hiện được. Sau đó Công an thị xã Dĩ An đã niêm phong toàn bộ kho hàng để xử lý.
Tại hiện trường buổi cưỡng chế ngày 3-12, một số ngân hàng như VIB, Techcombank….đã yêu cầu lực lượng thi hành án chưa tiến hành cưỡng chế vì cho rằng số cà-phê trong kho đang tranh chấp, đồng thời yêu cầu lập biên bản vụ việc. Đại diện các ngân hàng này cho biết trước đó đã có văn bản truyền đạt kiến nghị trên đối với lực lượng thi hành án nhưng chưa được trả lời.
Ông Trương Công Hân-Chi cục phó Chi cục thi hành án dân sự thị xã Dĩ An-giải thích khi có bản án có hiệu lực của tòa, lực lượng chức năng vẫn sẽ tiến hành cưỡng chế. Số hàng hóa này sau đó sẽ được Chi cục thi hành án quản lý trong vòng 30 ngày, nếu các ngân hàng khác có phát sinh tranh chấp lúc đó sẽ được giải quyết, vì vậy việc cưỡng chế sẽ vẫn được tiến hành.
Đồng thời, ngay tại hiện trường, Chi cục thi hành án dân sự thị xã Dĩ An cũng đưa văn bản trả lời kiến nghị bằng văn bản trước đó của các ngân hàng còn lại.
Sau khi Chi cục thi hành án dân sự thị xã Dĩ An giải thích, lực lượng chức năng đã tiến hành cắt khóa cổng, mở kho hàng của công ty Trường Ngân…để kiểm đếm và cho công nhân bốc xếp cà-phê lên xe tải. Đại diện các ngân hàng đều có mặt quay phim, chụp hình để chứng kiến sự việc và tiếp tục xử lý.
Theo thông tin công ty Trường Ngân cho biết, tại thời điểm tháng 6-2013 công ty này nợ 7 ngân hàng tổng cộng khoảng 600 tỷ đồng, tuy nhiên số cà-phê thế chấp trong kho chỉ có giá trị bằng một phần nhỏ số nợ trên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận