26/02/2018 12:56 GMT+7

Việt Nam thuộc top 10 quốc gia bị tấn công DDoS nhiều nhất

ĐỨC THIỆN
ĐỨC THIỆN

TTO - Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia bị tội phạm mạng tấn công nhiều nhất với mục đích nhằm kiếm tiền Bitcoin.

Việt Nam thuộc top 10 quốc gia bị tấn công DDoS nhiều nhất - Ảnh 1.

Việt Nam đứng thứ 5 trong tốp các quốc gia bị tấn công DDoS nhiều nhất trong quý IV năm 2017. - Ảnh: Kaspersky Lab

Theo thống kê của hãng bảo mật Kaspersky Lab, các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đã phải hứng chịu những cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) bùng nổ trong quý IV năm 2017. Mức độ gia tăng rất mạnh từ 0,59% (so với toàn cầu) trong quý III năm 2017 lên đến 1,26% trong quý cuối cùng của năm.

Qua đó đưa Việt Nam lên vị trí thứ 5 toàn cầu trong danh sách các quốc gia bị tấn công nhiều nhất trong quý 4 năm 2017. Những quốc gia dẫn đầu lần lượt là: Trung Quốc (59,18%), Mỹ (16%), Hàn Quốc (10,21%), Vương quốc Anh (2,7%).

Các số liệu thống kê của Kaspersky DDoS Protection bao gồm dữ liệu về hoạt động của botnet cũng như các nguồn khác, cho thấy sự giảm phổ biến của các cuộc tấn công DDoS chỉ sử dụng phương pháp lũ HTTP hoặc HTTPS - từ 23% năm 2016 xuống 11% vào năm 2017. Cùng lúc đó, tần suất các cuộc tấn công đồng thời sử dụng một số phương pháp tăng từ 13% lên 31%. Điều này có thể là do khó khăn và chi phí khi tổ chức các cuộc tấn công HTTP(S), trong khi các cuộc tấn công hỗn hợp cho phép bọn tội phạm mạng kết hợp hiệu quả với chi phí thấp hơn.

Bạn không cần phải là một mục tiêu trực tiếp để trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công DDoS. DDoS là một công cụ để gây áp lực hoặc kiếm tiền một cách phi pháp, và các cuộc tấn công không chỉ gây hại cho các tổ chức lớn, nổi tiếng mà cả các công ty nhỏ.

Kirill Ilganaev, trưởng bộ phận DDoS Protection tại Kaspersky Lab

Về độ dài của các cuộc tấn công DDoS qua botnet, cuộc tấn công dài nhất trong những tháng cuối năm 2017 chỉ kéo dài 146 giờ. Nạn nhân là một trang web thuộc một công ty Trung Quốc hướng dẫn cách nấu các món ăn Châu Á truyền thống. Tuy nhiên, những lý do đằng sau các cuộc tấn công khét tiếng nhất trong giai đoạn báo cáo là về chính trị (ví dụ như các cuộc tấn công DDoS nhắm vào văn phòng thống kê của nước Séc và trang web của Toà án hiến pháp Tây Ban Nha), cũng như những nỗ lực để trục lợi từ những thay đổi trong tỷ giá Bitcoin ( Trang web BTG và sàn trao đổi Bitcoin Bitfinex đã bị tấn công).

Thương mại trực tuyến và tội phạm mạng là một điểm nổi bật trong quý IV. Trong giai đoạn cao điểm của Black Friday và Cyber Monday, Kaspersky Lab đã ghi nhận một sự gia tăng đột ngột số lượng các nỗ lực lây nhiễm vào các mồi nhử được đặc biệt tạo ra bởi các botnet DDoS dựa trên Linux. Điều này có thể phản ánh mong muốn của bọn tội phạm mạng nhằm tăng kích thước của các botnet trước thời điểm bán hàng và kiếm tiền từ đó.

Tuy nhiên, trong quý IV, một cuộc tấn công DDoS không phải lúc nào cũng là một cách để kiếm tiền hoặc gây rắc rối cho các chủ sở hữu các nguồn tài nguyên Internet - nó cũng có thể là một tác dụng phụ ngẫu nhiên. Chẳng hạn vào tháng 12-2017, một cuộc tấn công DDoS rộng lớn trên các máy chủ DNS của khu vực quốc gia RU đã được gây ra bởi một biến thể của Lethic spambot. Có vẻ như do lỗi phát triển, Trojan tạo ra một số lượng lớn các yêu cầu cho các miền không tồn tại và kết thúc bằng việc tạo ra ảnh hưởng của một cuộc tấn công DDoS khổng lồ.

Ông Kirill Ilganaev, trưởng bộ phận DDoS Protection tại Kaspersky Lab cho biết: "Bạn không cần phải là một mục tiêu trực tiếp để trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công DDoS. DDoS là một công cụ để gây áp lực hoặc kiếm tiền một cách phi pháp, và các cuộc tấn công không chỉ gây hại cho các tổ chức lớn, nổi tiếng mà cả các công ty nhỏ. Hiện tại, các doanh nghiệp phụ thuộc vào Internet nên trang bị bảo vệ chống DDoS".

ĐỨC THIỆN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên