02/04/2023 08:58 GMT+7

Việt kiều muốn nhận con nuôi thủ tục thế nào?

Tôi là Việt kiều, hiện có quốc tịch nước ngoài. Vậy tôi có được nhận con nuôi là người Việt Nam không? Nếu được thì thủ tục thế nào?

Việt kiều muốn nhận con nuôi thủ tục thế nào? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Việt kiều muốn nhận con nuôi thủ tục thế nào? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH


Bạn đọc Huỳnh Viết Thu gửi câu hỏi tới Tuổi Trẻ Online.

- Luật sư Nguyễn Phong Phú (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

Việt kiều muốn nhận con nuôi thủ tục thế nào? - Ảnh 1.

Luật sư Nguyễn Phong Phú

Theo thông tin bạn cung cấp thì đây là trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Do đó phải tuân thủ một số nguyên tắc, điều kiện, hồ sơ, thủ tục theo Luật nuôi con nuôi số 52/2010/QHH12, cụ thể như sau:

- Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

Người được nhận làm con nuôi

1. Trẻ em dưới 16 tuổi.

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi.

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.

c) Đang chấp hành hình phạt tù.

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi.

b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi.

d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi.

Hồ sơ của người nhận con nuôi

1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

- Đơn xin nhận con nuôi.

- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.

- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam.

- Bản điều tra về tâm lý, gia đình.

- Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe.

- Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản.

- Phiếu lý lịch tư pháp.

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

- Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2, điều 28 của luật này.

2. Các giấy tờ, tài liệu quy định do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 2 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.

Căn cứ vào các quy định trên, bạn cần xác định mình thuộc trường hợp xin đích danh hay không và liên hệ Bộ Tư pháp để có hướng dẫn chi tiết cho trường hợp của mình.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Chồng gây rối trật tự, giành đón con ở trường thì có ảnh hưởng đến quyền nuôi con không?Chồng gây rối trật tự, giành đón con ở trường thì có ảnh hưởng đến quyền nuôi con không?

Tôi và chồng đang tiến hành ly hôn và vẫn đang đợi tòa phân xử quyền nuôi con.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên