08/03/2024

Nhiều trường hợp khẳng định bản thân có uống rượu bia từ tối hôm trước nhưng rất bất ngờ khi dù đã nghỉ ngơi, buổi sáng cảm thấy tỉnh táo nhưng khi được các lực lượng chức năng kiểm tra thổi nồng độ cồn thì vẫn lên.

Trả lời vấn đề tại sao nhậu tối hôm trước, sáng hôm sau thổi nồng độ cồn vẫn lên,TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: 

Hiện nay có thực tế, khi tham gia giao thông hay làm các công việc đòi hỏi phải giữ được sự tỉnh táo. Tuy nhiên, cũng có những lúc người ta uống rượu bia và chúng ta không cấm người dân uống rượu, bia. Nhưng chúng ta cần khuyên người dân uống rượu bia sau giờ làm việc nên có thể uống vào buổi chiều, tối...

Uống rượu, ăn uống đầy đủ và được đưa về nhà, người thân chăm sóc, nghỉ ngơi, ngủ lấy lại sức. Nhiều người nghĩ rằng, ngủ nghỉ như vậy, sáng hôm sau đi làm thấy khỏe hơn, an toàn hơn so với nhiều người vừa uống rượu bia xong ở quán nhậu rồi ra điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Song, hiểu như vậy chưa đầy đủ. Bởi do uống rượu bia nhiều quá nên nồng độ cồn trong máu vẫn còn, chưa thải loại hết, dẫn đến sáng hôm sau khi tham gia giao thông đo vẫn dương tính. Từ việc này, người dân cần lưu ý thêm.

Bác sĩ Nguyên cho biết theo khuyến cáo của y tế, một người nam giới không nên uống quá 20 gram ethanol, tương đương với khoảng 50cc rượu mạnh 40 độ một ngày và nữ giới có thể uống bằng một nửa nam giới. Uống nhiều hơn sẽ gây hại cho sức khỏe.

Như vậy, sau giờ làm việc chúng ta có thể uống liều lượng vừa phải. Có thể kết thúc bữa tiệc trước 12h đêm, như vậy ít nhất sẽ có 6 tiếng để nghỉ ngơi, quay trở lại làm việc vào ngày hôm sau và đảm bảo mình không có nồng độ cồn. Trong bối cảnh quy định của pháp luật, người dân cần tuân thủ đúng.

Xem thêm: Đại diện Bộ Công an cho rằng việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn là cần thiết

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên