Bạn đọc hỏi đại diện Bộ Công an và bác sĩ về những băn khoăn 'đo nồng độ cồn'
Buổi giao lưu trực tuyến với sự tham dự của đại diện Bộ Công an và bác sĩ đã giải đáp băn khoăn của bạn đọc xung quanh nồng độ cồn vừa được diễn ra trên Tuổi Trẻ Online.
Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Đại tá Nguyễn Quang Nhật - trưởng Phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an.
Việc sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng có quy định xử lý rất nghiêm vi phạm này.
Trong điều kiện giao thông ở Việt Nam hiện nay, rất cần thiết có quy định nghiêm cấm việc điều khiển phương tiện giao thông mà trong cơ thể có nồng độ cồ .
Nguyên nhân là giao thông ở nước ta có đặc thù hỗn hợp. Xe mô tô đi cùng ô tô, quá trình đi lại thường bất tuân quy tắc về làn đường, khoảng cách…khác với các quốc gia có ý thức xã hội, ý thức chấp hành quy định của người dân sẽ cao hơn.
Theo khảo sát của một số tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong số những nước tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức cao trên thế giới. Chính vì vậy, tác hại của rượu bia gây tác hại sức khỏe, tính mạng của con người. Trong đó, lĩnh vực giao thông là nguy cơ tiềm ẩn rất cao dẫn đến tai nạn và vi phạm khác.
Theo khuyến cáo của WHO, khi sử dụng rượu bia dẫn đến trạng thái của người điều khiển phương tiện không tỉnh táo, không chú ý quan sát.
Từ đó dẫn tới các vi phạm khác về mặt tốc độ, giữ khoảng cách an toàn. Họ khó có thể nhận biết mối nguy hiểm đối với bản thân mình hoặc gây nguy hiểm với người xung quanh.
Chúng ta đã thấy thời gian qua, những người sử dụng rượu bia đã gây những vụ tai nạn liên hoàn, làm chết và bị thương nhiều người. Từ đó gây bức xúc cho xã hội. Đồng thời hiện nay, quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm nồng độ cồn ở mức rất cao.
Tuy nhiên, số lượng vi phạm vẫn rất cao với khoảng 2.000-2.500 trường hợp/ngày. Thậm chí trong dịp Tết có thể lên tới 3.000 trường hợp. Điều này xuất phát từ việc CSGT đã tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm về nồng độ cồn. Ngoài ra, một bộ phận người dân vẫn chưa có ý thức chấp hành.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai
Việc bảo hiểm thực hiện như vậy là đúng theo quy định của pháp luật. Còn với người dân khi kiểm tra nồng độ cồn phải tính kết quả xét nghiệm đó sẽ ảnh hưởng đến chế độ bảo hiểm. Với các trường hợp như thế này cần lưu ý, hiện nay để xét nghiệm nồng độ cồn trong cơ thể có các phương pháp khác nhau và máy đo khác nhau.
Cùng một phương pháp nhưng sẽ có nhà sản xuất các máy đo, thiết bị khác nhau và cũng một máy đó nhưng ở điều kiện các phòng xét nghiệm, labo, điều kiện xét nghiệm, bệnh viện, cơ sở kiểm định... sẽ khác nhau tùy theo hóa chất, vật tư tiêu hao sử dụng.
Như vậy mỗi máy, phương pháp sẽ có ngưỡng phát hiện khác nhau. Trong tờ kết quả xét nghiệm, bên cạnh kết quả đo được nồng độ cồn là bao nhiêu thì phải ghi rõ ngưỡng phát hiện và phương pháp xét nghiệm là gì? Có thể là sinh hóa miễn dịch, sắc ký khí... Và ngưỡng phát hiện có thể là 10mg hay 1mg... Tờ kết quả xét nghiệm phải ghi rất rõ ràng.
Từ kết quả đó mới xác định trong mẫu vật có nồng độ cồn hay không. Nếu trên ngưỡng sẽ có nồng độ cồn, còn dưới ngưỡng là không có nồng độ cồn.
Hiện nay chúng ta có các cách phát hiện nồng độ cồn cụ thể, trong đó kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở là phương pháp tương đối cơ bản, kết quả đo được, qua nghiên cứu cho thấy thực tế sẽ thấp hơn 15%. Như vậy, có thể hiểu máy "tha" hay 'lơ đi" cho chúng ta 15%.
Còn phương pháp sinh hóa chạy trên máy sinh hóa miễn dịch tự động ở các bệnh viện hiện nay ngưỡng phát hiện khoảng 10mg/dl, có nghĩa nếu dưới 10mg/dl sẽ kết luận không có nồng độ cồn, còn trên mức này là có.
Cũng với mẫu máu, ở các viện nghiên cứu chuyên sâu, viện pháp y, khoa học hình sự, kiểm nghiệm và tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng có máy sắc ký khí, phát hiện rất thấp là 1mg/dl, thậm chí thấp hơn nữa.
Với các phương pháp như vậy, người dân khi đo nồng độ cồn phải tiên lượng, dự tính trước, phải để ý đến quyền lợi bảo hiểm.
Nếu chúng ta khẳng định không uống rượu, tự tin hoàn toàn không uống rượu bia thì để yên tâm nên đồng thời lấy mẫu máu, nhờ các đơn vị kiểm nghiệm cuối cùng như viện pháp y, đơn vị giám định, kiểm nghiệm... kiểm tra để có máy có khả năng phát hiện ở mức thấp nhất có thể.
Ở đây quan trọng nhất chính là mỗi chúng ta và phải xác định đã lái xe thì không sử dụng rượu bia....
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận