18/12/2023

Tin lời của công an 'dỏm', người phụ nữ ở TP.HCM cài đặt ứng dụng từ trang web có đuôi "gov.vn" nhưng lại bị mất sạch tiền từ tài khoản vì ứng dụng này có chứa mã độc xâm nhập điện thoại. Vậy làm cách nào để phòng tránh chiêu lừa đảo này?

Tin lời của những công an ‘dỏm’ yêu cầu cập nhật số điện thoại chính chủ cho căn cước công dân, một người phụ nữ ở TP.HCM đã cài đặt ứng dụng từ trang web có đuôi "gov.vn" nhưng lại bị mất sạch tiền từ tài khoản vì ứng dụng này có chứa mã độc xâm nhập điện thoại

Thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo sử dụng là: giả danh công an yêu cầu đăng ký định danh mức 2 VNeID, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VSSID, hoặc giả mạo nhân viên ngân hàng…Sau đó kẻ lừa đảo dẫn dụ "con mồi" cài đặt ứng dụng chứa mã độc.

Các đối tượng lợi dụng lỗ hổng trên một số trang mạng có đuôi .gov.vn hay .com.vn để cài backlink dowload ứng dụng (app) làm nạn nhân tưởng nhầm đây là ứng dụng của các trang mạng chính thống của cơ quan nhà nước nên yên tâm, chủ quan tải và cài đặt trên điện thoại hoặc máy tính.

Một khi xâm nhập được vào điện thoại hay máy tính, mã độc này sẽ dễ dàng giám sát hoạt động và lấy được những thông tin cá nhân, tất nhiên bao gồm cả những hình ảnh, video clip, danh bạ, tin nhắn… và cả ứng dụng Internet Banking.

Trường hợp người phụ nữ ở TP.HCM bị mất 39 triệu đồng do tải app chứa mã độc, lực lượng an ninh mạng cho biết phần mềm độc hại này có khả năng tự động thu thập thông tin đăng nhập, số dư tài khoản và thực hiện các giao dịch ngân hàng một cách tự động.

Ngoài ra, nó cho phép bỏ qua xác thực 2 yếu tố, cho phép thực hiện thanh toán từ một thiết bị hợp pháp. Điều này có thể dẫn đến việc tội phạm mạng lấy cắp tiền một cách dễ dàng từ các điện thoại chạy hệ điều hành Android vô tình bị lây nhiễm. Hiện các mã độc đã được các đối tượng nâng cấp, Việt hóa và cài biến thể để đánh lừa nạn nhân ở Việt Nam.

Các thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, bạn cần lưu ý những điều sau:

1. Công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không cài các ứng dụng từ các trang web, cổng thông tin bên ngoài mà chỉ nên cài trên kho ứng dụng CH Play, Apple Store;

2. Bật chức năng Google Play Protect, giúp quét và phát hiện các ứng dụng độc hại hiện có hoặc các ứng dụng mới đang có ý định cài đặt;

3. Thường xuyên nâng cấp hệ điều hành điện thoại và sử dụng phần mềm diệt vi rút có bản quyền;

4. Đặt hạn mức số tiền chuyển khoản trực tuyến để kịp thời hạn chế thiệt hại khi bị cài mã độc;

5. Nhanh chóng phong tỏa tài khoản cá nhân, công ty nếu nghi vấn và báo cho cơ quan công an.

Xem thêm: Cách để không bị thêm vào nhóm lạ 'làm phiền' trên Telegram
Xem thêm: Các dấu hiệu cho thấy bạn đã bị hack Facebook
Xem thêm: Những cách bảo mật điện thoại an toàn có thể bạn chưa biết?

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên