Thứ 3, ngày 2 tháng 3 năm 2021
Vì sao 'bị rơi xuống vực' khi đang mơ ngủ?
TTO - Cảm giác này hầu như ai cũng có, chí ít là gặp một lần trong đời. Nhưng giải thích về y học thì sao?

Ảnh minh họa cho cảm giác bị rơi xuống vực sâu trong giấc mơ
Nói chung, mỗi người trong chúng ta đều có "thói quen ngủ" khác nhau. Để bắt đầu ngủ, có người thì kéo chăn hay ôm gối trùm lên mặt, có người thì nhịp nhịp hai chân… Mỗi người mỗi kiểu!
Và cũng có người thì khi vừa thiu thiu ngủ đã bị cảm giác là mình bị trượt chân té ngã hoặc rơi vào khoảng không sâu hoắm, đến mức có khi phải choàng tỉnh giấc, tim đập thình thịch.
Vô hại, không phải bệnh lý
Mặc dù cho đến hiện nay y học chưa có được những nghiên cứu chuyên sâu về hiện tượng này, nhưng bác sĩ về thần kinh Christelle Peyron của Pháp giải thích đó là do một sự lệch pha giữa não và hệ cơ khi chúng ta sắp bước vào giai đoạn ngủ sâu.
Bác sĩ Peyron giải thích: "Khi chúng ta bắt đầu thiu thiu ngủ, trương lực cơ giảm, tức các cơ sẽ dãn ra. Nhưng nếu hệ cơ dãn quá nhanh so với hoạt động kiểm soát thăng bằng của não thì khi đó não sẽ cảm nhận đây là một hiện tượng bị té ngã và sẽ nhanh chóng lấy lại quyền kiểm soát cơ thể bằng cách ra lệnh cho hệ cơ co lại".
Hiếm gặp hơn, có người có thể bị cảm giác rằng như đang nằm mơ và thấy rõ là mình đang rơi tọt vào trong lòng một giếng sâu hoặc nghe những tiếng động rất lạ chung quanh.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Sylvie Royant-Parola, một chuyên gia về rối loạn giấc ngủ, hiện tượng bị "té giếng" khi ngủ này hoàn toàn vô hại và không được xem là bệnh lý vì hầu như sau đó chúng ta sẽ tự động ngủ lại bình thường, còn nếu là trẻ em thì chúng hoàn toàn không cảm nhận được hiện tượng này.
Chỉ kéo dài trong 1-2 giây
Các bác sĩ cũng chỉ ra một vài nguyên nhân có thể làm gia tăng hiện tượng "rơi tự do khi ngủ" dù thường nó chỉ kéo dài trong 1-2 giây: bị stress, bị căng thẳng quá mức trong ngày hoặc dùng quá nhiều chất kích thích như cà phê, bia rượu hay thuốc lá trước khi ngủ.
Ngoài ra, bác sĩ Claire Leconte chuyên nghiên cứu về nhịp điệu sinh học con người, cho biết thêm: "Xã hội hiện đại ngày nay thúc ép chúng ra luôn phải xáo trộn thời gian ngủ nghỉ: nào là thức khuya xem tivi, lướt điện thoại di động suốt ngày hay chơi game không kể giờ giấc.
Tất cả những thói quen đó cuối cùng sẽ tạo ra áp lực lớn lên cơ thể khi chúng ta lên giường ngủ và dễ gây phát sinh hiện tượng 'té giếng' trên".
Các bác sĩ khuyên rằng nếu một ai đó thường xuyên gặp phải tình trạng này thì nên bắt đầu những hoạt động thư giản như tập yoga giải stress hay thiền trước khi ngủ. Và đặc biệt là không nên chơi thể thao sau bữa tối.
Còn những ai bị "té giếng" kéo dài trong lúc ngủ thì phải đi bác sĩ thôi!
-
TTO - Anh Nguyễn Văn H. (cha của bé gái 3 tuổi bị rơi từ tầng 12 chung cư may mắn thoát nạn) xúc động gửi lời cảm ơn người cứu con gái mình. Anh H. nói: "Con tôi như được sinh ra lần thứ hai".
-
TTO - Ông Cao Minh Chu, giám đốc Sở Y tế Cần Thơ và bà Bùi Thị Lệ Phi, nguyên giám đốc Sở Y tế Cần Thơ, bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố do sai phạm trong đấu thầu.
-
TTO - "Thời điểm bé gái 3 tuổi bị rơi, gia đình cháu có khách. Bố mẹ cháu tiễn khách ra về, khi đang đi lên nhà thì nghe mọi người hô hoán có cháu bé rơi từ trên cao xuống, chạy xuống xem thì phát hiện cháu bé là con của họ".
-
TTO - Bà Trần Huyền Trang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, vừa được UBND tỉnh Vĩnh Phúc bổ nhiệm giữ chức phó giám đốc Sở Kế hoạch - đầu tư ở tuổi 31.
-
TTO - Tối 1-3, báo Tuổi Trẻ đã trao danh hiệu 'Bạn đồng hành quanh tôi' cho anh Nguyễn Ngọc Mạnh (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội), thanh niên cứu bé gái 3 tuổi gây xúc động và tạo sự lan tỏa mạnh mẽ.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận