17/10/2023 08:58 GMT+7

Vết dầu loang từ chiến sự Dải Gaza

Trong bối cảnh các kịch bản về một thảm họa nhân đạo diện rộng sẽ bao phủ khắp Dải Gaza khi vùng đất này đã bị quân đội Israel phong tỏa toàn diện từ ngày 9-10, dường như cả hai phía Israel và Hamas đều đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.

Một người đàn ông ngồi trong ngôi nhà bị phá hủy do các cuộc tấn công trả đũa của Israel ở thành phố Khan Younis, phía nam Dải Gaza, vào ngày 16-10 - Ảnh: Reuters

Một người đàn ông ngồi trong ngôi nhà bị phá hủy do các cuộc tấn công trả đũa của Israel ở thành phố Khan Younis, phía nam Dải Gaza, vào ngày 16-10 - Ảnh: Reuters

Với năng lực có thể "san phẳng" thành phố Gaza, Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) đã huy động tối đa quân số cùng với 300.000 quân dự bị để sẵn sàng tấn công cả ba hướng trên không, trên bộ, trên biển vào Dải Gaza.

Tính toán của Israel trong vùng phong tỏa ở Dải Gaza

Để hạn chế thấp nhất thương vong cho hơn 2,3 triệu người Palestine trong vùng phong tỏa ở Dải Gaza, phía Israel đã thiết kế một thế trận gồm bốn "quân cờ" domino.

Trong đó quân cờ đầu tiên chính là cuộc phong tỏa toàn diện Dải Gaza đi kèm các cuộc không kích quy mô lớn tạo nên tâm lý ức chế muốn rời bỏ Hamas của người dân ở khu vực này.

Sau đó quân đội Israel đưa ra quân cờ thứ hai với lời kêu gọi di tản hơn 1,1 triệu người Palestine đang ở phía bắc Dải Gaza dịch chuyển xuống phía nam trong vòng 24 giờ kể từ ngày 12-10 vì "sự an toàn của chính họ".

Tiếp theo, người phát ngôn của Bộ Năng lượng và Nhà nước Israel, Adir Dahan, cũng cam kết mở lại nhà máy cấp nước cho khu vực phía nam với sự đảm bảo của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, vì lý do nhân đạo.

Quân cờ cuối cùng được tung ra khi nhiều nguồn tin cho thấy vùng phía nam của Dải Gaza đang có triển vọng đạt được lệnh ngừng bắn giữa hai phía Israel - Hamas cũng như các bên đang đạt tiến triển đàm phán nhằm mở cửa khẩu Rafah nối Dải Gaza với nguồn viện trợ nhân đạo khổng lồ của thế giới đang tích trữ ở bên kia biên giới phía Ai Cập.

Cả bốn quân cờ này hiện đều đang có dấu hiệu đổ cả về quân cờ đầu tiên khi phía Israel vừa phủ nhận hoàn toàn khả năng ngừng bắn với Hamas ở phía nam Dải Gaza, đồng thời cũng không cam kết sẽ không tấn công các đoàn xe tải mang danh nghĩa viện trợ nhân đạo tiến vào Dải Gaza từ cửa khẩu Rafah. Ngay cả việc mở lại nguồn cung nước cho phía nam Dải Gaza cũng chưa được bất kỳ bên nào ghi nhận.

Ahmed al-Mandhari, giám đốc khu vực của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho biết vào ngày 16-10 rằng không có dấu hiệu nào cho thấy một hành lang nhân đạo khẩn cấp sẽ sớm được mở.

Thế trận domino của Israel vì vậy có xu hướng đổ cả về mục tiêu "dọn sạch" Gaza như cáo buộc từ phía Ai Cập.

Nỗ lực của quốc tế

Đứng trước cả hai thế trận domino liên hoàn có khả năng lan tỏa chiến sự ra khắp Trung Đông, nhiều cường quốc cả trong và ngoài khu vực đều đang phát huy tối đa năng lực ngoại giao con thoi để kiến tạo cùng một lúc ba vách ngăn tránh "giới hạn đỏ" khi tất cả quân cờ của hai phía Israel - Hamas đều đổ.

"Vách ngăn thứ nhất" chính là các nhóm nỗ lực nhằm ngăn chặn Israel tiến hành cuộc tấn công toàn diện nhằm "xóa sổ Hamas" hay "san phẳng" Dải Gaza. Đây là vách ngăn nhận được sự đồng thuận lớn nhất của dư luận quốc tế khi cùng lúc triển khai cả ba phương án.

Một là đối thoại với cả hai phía Israel và Hamas (Mỹ, Qatar, Ai Cập). Hai là lên án các biện pháp của Israel đã "vượt quá khả năng tự vệ" (Trung Quốc). Cuối cùng là gây áp lực tối đa lên các thế trận domino của Israel (Saudi Arabia, Ai Cập, Iran).

"Vách ngăn thứ hai" là nhằm giảm thiểu khả năng cùng hành động trong thế trận domino của phía Hamas. Động thái đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Trung Đông Tor Wennesland chủ động tiếp cận ngoại trưởng Iran bên lề chuyến thăm gắn kết Iran - Lebanon vào ngày 14-10 là minh chứng điển hình.

Việc Qatar đồng ý làm trung gian tổ chức cuộc gặp giữa ngoại trưởng Iran với Ismail Haniyeh (người đứng đầu Cục Chính trị Hamas) và các quan chức Palestine khác vào ngày 15-10 cũng có mục đích như thế.

Và "vách ngăn thứ ba" chính là nỗ lực của Mỹ và các quốc gia đồng minh nhằm duy trì lực lượng quân đội đảm bảo không có bất kỳ bên nào khác có thể tham gia làm leo thang cuộc xung đột này lên mức độ không thể kiểm soát.

Trong đó cùng lúc với việc điều động hai hạm đội tàu sân bay USS Gerald R. Ford và USS Dwight D. Eisenhower đến sát Dải Gaza, chính quyền Tổng thống Biden cũng cùng lúc tạo "giới hạn đỏ" khi thuyết phục được Israel "không chiếm đóng Dải Gaza".

Nhìn chung một cuộc chiến toàn diện lúc này ở Dải Gaza sẽ không chỉ đơn thuần dẫn đến sự sụp đổ của hai thế trận domino nói trên mà có thể sẽ kéo thêm cả nhiều "quân cờ" domino lớn hơn. Do đó, hầu như tất cả các cường quốc trong và ngoài khu vực đều đang nỗ lực nước rút các biện pháp ngoại giao con thoi trước thời điểm Israel tấn công toàn diện Dải Gaza.

Cả ba "vách ngăn" đang được kiến tạo tuy có thể không giải quyết được bản chất xung đột giữa Israel và phong trào Hamas, nhưng thực tế là nỗ lực tốt nhất mà thế giới có thể làm được cho đến lúc này.

Thế trận của Hamas

Thế trận hiện tại của Israel đang hướng đến việc đối trọng hiệu quả với thế trận domino nhằm huy động lực lượng chiến đấu bổ sung cho phong trào Hamas.

Trong đó, thế trận của Hamas được củng cố chủ chốt bởi một "quân cờ điểm" là phát ngôn của Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian đảm bảo sẽ không "tiếp tục là quan sát viên" nếu Israel không ngừng mở rộng tấn công vào Dải Gaza.

Kế tiếp sẽ là một chuỗi các quân cờ khác đều do Iran hậu thuẫn như lực lượng Hezbollah ở Lebanon, nhóm dân quân "Vì sự nghiệp giải phóng Cao nguyên Golan" ở Syria cho đến phong trào Houthi ở Yemen đều đang sẵn sàng tham gia toàn lực vào trận chiến trên Dải Gaza bên cạnh phong trào Hamas.

Hamas công bố video con tin quốc tịch PhápHamas công bố video con tin quốc tịch Pháp

Ngày 16-10, Hamas công bố một đoạn video ghi lại lời của một trong những con tin của cuộc tấn công Israel bất ngờ vào tuần trước.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: dải Gaza Israel Hamas