31/08/2012 19:23 GMT+7

Về làm đồng với má

KHÁNH NGUYỄN
KHÁNH NGUYỄN

TTO - 10 năm - đó là khoảng thời gian tôi xa má, xa ruộng đồng quê hương. Rồi một ngày cũng được cùng má làm đồng, để thật thấm thía câu người xưa: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

"Cảm ơn mẹ!" mùa Vu lan

Về làm đồng với má

TTO - 10 năm - đó là khoảng thời gian tôi xa má, xa ruộng đồng quê hương. Rồi một ngày cũng được cùng má làm đồng, để thật thấm thía câu người xưa: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Audio Nhịp sống trẻ: Con yêu mẹSách, đĩa tặng bạn đọc mùa Vu lanHàng ngàn người ngồi ngập phố dự lễ Vu Lan

5UsE9dEn.jpgPhóng to

"Tôi (bìa trái) tuốt lúa với mẹ" - Ảnh và chú thích ảnh do tác giả L.Đ.L. cung cấp

Tin nhắn mùa Vu lan

* Con muốn nói với ba má những lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất từ tận đáy lòng mà con chưa một lần thốt ra. Có lẽ vì tình yêu ba má dành cho con là thiêng liêng, cao cả, vĩnh cửu đến mức dù có nói bao nhiêu lời con cũng chẳng thể nào diễn đạt được. Nhân mùa Vu Lan này, con cảm ơn ba má đã ban tặng cho con sự sống và tình yêu thương vô điều kiện, vô bờ bến - những món quà tuyệt vời nhất.

Cảm ơn ba má đã luôn là nguồn động lực để con vượt qua mọi khó khăn. Ngay bây giờ, con muốn được ôm ba má thật chặt và nói rằng: "Ba má ơi! Con đang rất hạnh phúc và con yêu ba má nhiều lắm!".

* Ba má kính yêu! Cảm ơn má đã mang con đến với cuộc sống này. Cảm ơn ba má đã bao dung trước những bồng bột, xốc nổi của con. Nhân mùa Vu lan, với tất cả thương yêu, con kính chúc ba má mọi điều an lành.

KHƯƠNG DUY (Q.12, TP.HCM)

Cái khó - cái khổ ấy ngày xưa đã nhiều, bây giờ có phần nhiều thêm. Thế mà má tôi gắn với ruộng đồng, công nợ ấy suốt từ thời mười mấy, 20 tuổi, hết cùng ngoại làm vất vả đến nuôi tôi khôn lớn, vào đại học.

Người ở thành phố nuôi con cực một thì người ở quê chắc cực mười vì đồng ra đồng vô đều cậy vào đám ruộng.

Sinh ra ở làng quê, nhưng từ nhỏ, tôi ít làm những việc đồng áng vì sức khỏe kém, và cũng vì má thương nên gánh vác hết về mình. Về làm đồng, rớt mồ hôi trên thửa ruộng, trên những bao lúa giữa trưa nắng là sự “tình cờ” được tôi sắp đặt trước, để rồi… thương má nhiều hơn.

Cùng má chạy lăng xăng giữa trưa nắng gắt, gặt lúa, tuốt lúa, chở lúa về sân, phơi lúa, làm sạch những hạt lúa lép… mới thấy các công đoạn làm lúa không dễ ăn, nếu không muốn nói là quá cực nhọc.

Sau mùa thu hoạch lúa cùng má, tôi nghĩ có khi sẽ đón má vào Sài Gòn ở cùng cho có mẹ có con, rau cháo cùng nhau. Nhưng rồi, má do dự, bảo còn ông bà, còn căn nhà kỷ niệm thân thương. Ở đó, má thờ một tượng Phật, thờ ông bà, hôm sớm kinh kệ, vừa vui với xóm làng, vừa cảm thấy bình yên nơi chính quê nghèo.

Tôi chiều ý má, vì biết niềm vui của má, hiểu cái cảnh bất đắc dĩ xa con, nhưng như má nói: “Con đi xa nhưng lúc nào má cũng thấy gần bên”. Đó là bởi bây giờ công nghệ phát triển, ai cũng có điện thoại, tôi dành dụm cũng mua được cho má một cái điện thoại. Hằng ngày, tôi gọi về sẻ chia với má chuyện cơ quan, bạn bè, hỏi thăm má dăm ba câu như lúc còn ở nhà. Như thế mà vui, mà cảm được sợi dây liên hệ mẹ con không phải đứt quãng.

Đi xa, lắm lúc tôi nhớ nhà, nhớ khuôn mặt xương xẩu, ưa cười của má đã đủ thấy bình an. Khi về, được ôm má, hôn lên trán má, rồi nói chuyện đông tây, kim cổ; nhiều khi má nghe không hiểu chi hết (vì má ở quê, không theo dõi báo đài) nhưng cũng ráng ngồi nghe con trai tỉ tê, kể lể.

Má nói: “Bây lâu lâu về, cập nhật cho má mớ thông tin chứ má dốt đặc à!”. Tôi thì không bao giờ nghĩ vậy, bởi má là má của tôi. Má có lạc hậu, có không văn minh, có áo rách nón cời thì tôi cũng có bao giờ chối bỏ má mình được đâu. Tôi không chối bỏ má là má của mình, cũng như chưa bao giờ chối bỏ gốc tích nông dân, sinh ra trên gốc rạ của mình.

Còn nhớ ngày tôi về quê cùng má làm đồng, má vui ra mặt. Rồi má nói: “Làm đi cho biết vất vả, biết quý đồng tiền, biết thương bà con quê mình lam lũ, rồi có dư thì nhớ mà sẻ chia".

Vậy đó, về quê chẳng bao giờ lỗ, vì cứ về là học và thấy má làm những điều tốt như thế, để tôi có thêm chất liệu sẻ chia với cuộc sống đầy gian nan, đau khổ quanh mình. Nhớ lắm cái triết lý giản dị của má - một bà mẹ quê: "Làm người, sống trong cộng đồng, đâu phải mình mình nên phải biết san sẻ, con nghe!".

L.Đ.L.

Điều con muốn nói

Mời bạn đọc cùng lắng nghe những lời yêu thương các bạn đọc muốn gửi đến đấng sinh thành trong mùa Vu lan này:

* Nguyễn Trần Phương Vy - học sinh Trường THPT Thủ Đức, Q.Thủ Đức, TP.HCM - gửi tin nhắn đến mẹ tại TP.HCM

* Trương Đình Diệu - sinh viên năm 4, ĐH KHXH&NV TP.HCM - gửi tin nhắn đến mẹ ở Quảng Ngãi

* Tạ Thị Kim Cúc gửi tin nhắn đến mẹ chồng Lê Thị Mỹ Khánh ở Phan Thiết, Bình Thuận

Vì không còn trên đời nên mẹ mãi bên con

tomj2xmC.jpgPhóng to
"Vì mẹ không còn trên đời nên con tin mẹ mãi mãi ở bên con" - Ảnh minh họa: từ Internet

Thời gian mẹ và con xa nhau đã nhiều hơn số năm tháng con được bên mẹ nhưng hình ảnh mẹ lúc nào trong con cũng sáng trong, ấm áp.

Kỷ niệm thời ấu thơ với hai anh, với bố mẹ như dòng nước mát lành trong tâm hồn con. Hình ảnh mẹ mặc áo dài đến trường mỗi ngày đẹp tươi, ánh mắt nghiêm khắc mỗi lần mẹ phạt con hay những lần mẹ đau tim, mệt nhọc tựa vào ghế... vẫn luôn trong lòng con.

Khi buồn, con khóc và gọi: “Mẹ ơi!”. Lúc cô đơn cùng cực, con cũng gọi: “Mẹ ơi!”. Khi con không còn nơi bấu víu, gần như tuyệt vọng, con cũng thì thầm: “Mẹ ơi!”. Tiếng gọi ấy như có sức mạnh vô hình, khiến con gái của mẹ mạnh mẽ hơn rất nhiều và không còn cảm thấy đơn độc.

Cũng có khi con tự hỏi, có phải vì mẹ đã mất nên mẹ luôn có thể ở bên con, phù hộ cho con, dù con đi đến bất cứ đâu?

Con tin mãnh liệt vào sự hiện diện của mẹ bên con khi con được giáo sư khen ngợi, khi con đặt chân đến Amsterdam của Hà Lan hay ngắm nhìn Paris của Pháp, khi con dốc hết sức mình cuốc bộ về nhà trong mùa đông lạnh buốt của Vương quốc Anh.

Mẹ khiến con thấy mình chưa chai sạn dẫu qua bao khó khăn. Có lì lợm đến mấy con vẫn khóc khi nhớ mẹ. Có giỏi giang đến mấy thì khi khó khăn con cũng gọi mẹ. Con có dạy dỗ con trai mình chu đáo thế nào thì cũng chỉ ước sau này cháu được như con - tức con gái của mẹ bây giờ.

Mẹ ơi, con xin lỗi vì những lần khờ dại làm mẹ buồn. Con nhớ rõ lắm bao trận đòn lằn mông, nhưng chúng là thuốc giảm đau cho con khi con trưởng thành đó mẹ.

Một mùa Vu lan nữa lại về. Con nhớ mẹ nhiều, dù con biết mẹ luôn ở bên con.

MAI THỊ THÙY DUNG (Liverpool, Vương quốc Anh)

Một số bài viết đã được chọn đăng trong nội dung viết "Cảm ơn mẹ!":

Vu lan này con muốn về bên mẹXin mẹ đánh đòn con lần nữaCon hối hận lắm, mẹ ơi!Những mùa rau má của mẹHạnh phúc của con là tiếng mẹ cườiVu lan này con chở mẹ đi chợ nghen!

KHÁNH NGUYỄN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên