Thứ 4, ngày 3 tháng 3 năm 2021
Đề xuất xóa bỏ độc quyền trong cơ chế duyệt phim
TTO - Trong tham luận góp ý xây dựng Luật điện ảnh (sửa đổi), Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất xóa bỏ độc quyền với cơ chế duyệt phim, làm rõ các tiêu chí thẩm định để bảo vệ quyền tự do sáng tạo của nhà làm phim.

Ông Đậu Anh Tuấn - trưởng Ban pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đóng góp tham luận tại hội nghị hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng Luật điện ảnh (sửa đổi) sáng 9-12 - Ảnh: MAI THƯƠNG
Ngày 9-12, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lấy ý kiến góp ý đề nghị xây dựng Luật điện ảnh (sửa đổi).
Trong đó, VCCI đã đề xuất những nội dung cần thay đổi để thu hút khán giả ở bối cảnh mới, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các nhà làm phim từ nước ngoài.
Ông Đậu Anh Tuấn - trưởng Ban pháp chế của VCCI - cho rằng để có thể phát triển điện ảnh, cần phải tôn trọng quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. Cụ thể, VCCI đề xuất xóa bỏ độc quyền trong cơ chế duyệt phim và làm rõ các tiêu chí thẩm định phim.
"Cơ chế duyệt phim hiện nay tỏ ra bất cập khi mà các bộ phim chiếu rạp đều phải qua một hội đồng duyệt phim tại trung ương. Hội đồng này vừa độc quyền duyệt phim mà tiêu chí để kiểm duyệt phim lại không rõ ràng, chung chung, định tính" - ông Đậu Anh Tuấn chỉ rõ.
Ông nhấn mạnh: "Việc duyệt phim phải do nhiều đơn vị có năng lực được thực hiện, sao cho nhà làm phim có quyền lựa chọn giữa nhiều đơn vị. Phù hợp nhất hiện nay là giao luôn cho các đài truyền hình làm công tác này. Cả nước hiện đang có khoảng 70 đài truyền hình, các đơn vị này đã thực hiện việc kiểm duyệt phim truyền hình thì việc thực hiện thêm chức năng phim chiếu rạp không có gì khó khăn.
Theo đó, khi có một bộ phim chiếu rạp, doanh nghiệp phân phối phim có quyền lựa chọn mang đến bất kỳ đài truyền hình nào để sử dụng dịch vụ thẩm định".
Ngoài ra, đại diện VCCI cũng yêu cầu cần làm rõ hơn điều 8.1 về quy định các nội dung bị cấm. Theo ông, những nội dung vi phạm lợi ích công cộng, lợi ích của toàn xã hội như tuyên truyền chống phá Nhà nước, kích động chiến tranh, khiêu dâm, bạo lực... sẽ cấm tuyệt đối.
Còn những nội dung xâm phạm lợi ích tư nhân như xúc phạm cá nhân, tổ chức cụ thể sẽ bị cấm khi cá nhân, tổ chức đó không đồng ý. Cơ chế cấm ở đây là qua kiến nghị, yêu cầu, giải quyết tranh chấp, tòa án và cả bồi thường thiệt hại. Nói cách khác, những nội dung như vậy vẫn được cấp phép đưa vào phim nếu cá nhân, tổ chức bị xúc phạm đó không phản đối.
-
TTO - Bản tin 6h sáng nay 3-3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 đều là người nhập cảnh đã được cách ly ngay tại Bình Dương và Kiên Giang.
-
TTO - Mua nhà hợp pháp nhưng 5 năm sau chủ nhà mới được biết căn nhà của mình bị kê biên thi hành án cho một kẻ lừa đảo. Ngay cả cơ quan thi hành án cũng 'rối' khi thi hành bản án này.
-
TTO - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang chỉ đạo cấm karaoke lưu động toàn tỉnh và cấm đưa thức ăn vào các khu cách ly, đặc biệt khi biết tin Kiên Giang có thêm 5 ca nhiễm COVID-19.
-
TTO - Buổi sáng 2-3, làn sóng tuần hành phản đối đảo chính lại bùng lên tại Myanmar sau khi tòa án cáo buộc thêm tội với Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Những tội danh mới có thể kéo dài thêm án tù sẽ áp với bà Suu Kyi.
-
TTO - Tối 2-3, mạng xã hội truyền nhau đoạn clip ghi lại cảnh một nữ sinh đu lơ lửng trên lan can tầng 3 một trường học ở TP.HCM.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận