23/05/2006 19:43 GMT+7

Không cần thiết phải có tới 64 hội đồng duyệt phim

Theo VietNamNet
Theo VietNamNet

23-5-2006, các Đại biểu thảo luận về Dự án Luật Điện ảnh. Cho đến giờ này vẫn còn một số ý kiến chưa đồng nhất trong việc “quyết” phương án nào ở Điều 38 quy định thẩm quyền cấp phép phổ biến phim. Trước đó, nhiều nghệ sĩ đã có ý kiến về vấn đề này.

aXCtmluH.jpgPhóng to

Chất lượng kịch bản không phân biệt phim tư nhân và phim Nhà nước

Hội đồng duyệt phim nên quy về một mối?

Với lượng phim sản xuất và nhập khẩu hàng năm không nhiều (khoảng 80 phim nhựa và 243 phim video (video lẻ và video nhiều tập) lâu nay việc duyệt cấp phép phổ biến phim nhựa do hội đồng duyệt phim ở Hà Nội đảm nhiệm. Ngoài phim nhựa, mỗi năm hội đồng này chịu trách nhiệm duyệt khoảng 109 phim video. Hội đồng ở TP.HCM chỉ chuyên trách duyệt phim video.

Khi xây dựng Luật Điện ảnh, ban soạn thảo một mặt căn cứ vào tình hình thực tế của hoạt động điện ảnh; mặt khác muốn mở thêm những cánh cửa với mục đích kích hoạt thị trường điện ảnh “nội” phát triển, nên đã đưa ra 3 phương án quy định thẩm quyền duyệt cấp phép phổ biến phim.

Phương án 1 và phương án 3, quy định Bộ VH -TT cấp giấy phép phổ biến phim đối với phim của cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất và nhập khẩu. UBND các tỉnh cấp giấy phép phổ biến phim đối với phim của cơ sở điện ảnh của địa phương và cơ sở điện ảnh tư nhân đóng trên địa bàn sản xuất và nhập khẩu.

Đối với phương án 2, thẩm quyền cấp phép phổ biến phim đối với phim của cơ sở điện ảnh Trung ương; cơ sở điện ảnh của địa phương; cơ sở điện ảnh tư nhân sản xuất và nhập khẩu trong phạm vi cả nước đều quy về một mối là Bộ VH -TT.

Tại hai hội nghị chuyên gia lấy ý kiến hoàn thiện dự Luật Điện ảnh tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM tháng trước, 90% nghệ sĩ chọn phương án 2 bởi khâu duyệt phim không quy về một mốt thì hành trình đến với khán giả của một bộ phim không còn là con đường thẳng, thông suốt mà liên tục phải đối diện với những tấm ba-ri-e kiểm duyệt của các địa phương. Rất có thể, phim A đã được hội đồng duyệt tỉnh B cho phép, nhưng về tỉnh C, tỉnh D lại không được thông qua vì những lý do xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương.

Lo ngại việc địa bàn phát hành phim có thể bị thu hẹp nếu việc duyệt phim được phân cấp cho 64 tỉnh, thành phố nghệ sĩ Lưu Phước Sang, Giám đốc Hãng phim Phước Sang quả quyết: “Việc duyệt phim nên quy về một đầu mối là Bộ VH-TT. Chúng tôi cần một tấm vé thông hành xuyên Việt để phim nhanh chóng đến được với người xem”.

Còn NSND Bùi Đình Hạc thì khẳng định: “Việc sản xuất và nhập khẩu phim trên thực tế chỉ tập trung ở 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội. Theo quy định của dự luật việc thành lập hội đồng duyệt phải hội đủ các thành phần trong đó đạo diễn, biên kịch là 2 thành phần mà có tới hơn 60 tỉnh, thành phố không có... Muốn phim được phát hành trên toàn quốc thì Bộ VH-TT phải duyệt.

Trong điều kiện VN cam kết với các nước gia nhập WTO không ra hạn ngạch đối với phim nhập khẩu thì vai trò điều tiết đề tài, nước sản xuất phim... của Bộ VH -TT là tối cần thiết.

Đồng quan điểm với NSND Bùi Đình Hạc, NSND Đặng Nhật Minh, NSND Hải Ninh, T.S Lưu Trọng Hồng, các đạo diễn Vương Đức, Thanh Vân, Hữu Mười... đều mong muốn Quốc Hội sẽ thông qua phương án 2 (Điều 38) trao thẩm quyền duyệt và cấp phép phổ biến phim cho Bộ VH -TT như đã và đang thực hiện từ nhiều năm nay.

Các nghệ sĩ cũng mong muốn Bộ VH -TT phải có những quy định nâng cao hơn nữa trách nhiệm của hội đồng duyệt, tránh tình trạng thẩm định phim theo cảm tính, thiếu trách nhiệm gây khó khăn và bất lợi cho nhà sản xuất, làm nản lòng nghệ sĩ.

Thêm quyền cho hội đồng duyệt ở TP.HCM

Nếu phương án 2 được QH thông qua, để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất và nhập phim phía Nam tiết kiệm chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian để chủ động kế hoạch phát hành; đồng thời tranh thủ vai trò quản lý của cơ quan quản lý địa phương trong việc điều tiết, kiểm duyệt phim phù hợp với tình hình cụ thể ở cơ sở, Bộ VH-TT sẽ mở rộng quyền cho hội đồng phía Nam được phép duyệt phim nhựa do các đơn vị sản xuất và nhập khẩu phía Nam thực hiện.

Trong tương lai, tùy tình hình cụ thể, nếu lượng phim sản xuất và nhập khẩu tăng lên các hội đồng được phép bổ sung thành viên; chia nhóm để duyệt (VD như duyệt phim video; duyệt phim nhựa; duyệt phim nhập khẩu...).

Hai hội đồng này được thống nhất quản lý một đầu mối là Bộ VH -TT sẽ tránh được tình trạng phim được duyệt ở địa phương này nhưng địa phương khác không cấp phép chiếu; hoặc phim đã được hội đồng duyệt trung ương cấp phép phổ biến nhưng khi phát hành ở 63 tỉnh, thành phố khác lại phải duyệt qua 63 cửa.

Không một nền điện ảnh trên thế giới nào phải qua nhiều cửa kiểm duyệt trong nước như vậy và các nhà sản xuất và nhập khẩu phim ở VN cũng không muốn VN trở thành ngoại lệ.

Dự luật điện ảnh: Chắp vá và sao chépBộ trưởng Phạm Quang Nghị: Duyệt phim sai thì phải bồi thường...

Theo VietNamNet
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên