Chủ nhật, ngày 17 tháng 1 năm 2021
Ứng xử cho mạng xã hội - đã đến lúc cần có quy tắc
TTO - Làm thế nào để phát triển mạng xã hội lành mạnh, hạn chế thông tin giả, thông tin độc hại, gây ảnh hưởng đến các cá nhân, tổ chức?
Câu hỏi trên được đặt ra trong cuộc tọa đàm "Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vì một môi trường mạng lành mạnh tại Việt Nam" được tổ chức sáng 18-5, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Trương Minh Tuấn.
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức We Are Social, số người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam đạt khoảng 55 triệu người (chiếm tỉ lệ 57% dân số). Trung bình một ngày, người Việt Nam dùng 7 giờ sử dụng Internet, còn mạng xã hội là 2,5 giờ. Phần lớn người Việt sử dụng mạng xã hội nước ngoài như Facebook (61%) và YouTube (59%).
Theo đánh giá của Bộ Thông tin - truyền thông, mạng xã hội ngày càng có tác động rất lớn đến đời sống, xã hội tại Việt Nam. Ngoài những tác động tích cực, đã có rất nhiều chuyện tiêu cực xảy ra xuất phát từ mạng xã hội.
Ông Đỗ Quý Vũ, phó viện trưởng Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, cho rằng hiện nay những vụ việc tiêu cực trên mạng xã hội được xử lý theo pháp luật còn chưa đủ tính răn đe. Do đó, cần một bộ quy tắc mềm dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia, tạo sự đồng thuận của cộng đồng mạng cùng chung tay xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tích cực, đem lại lợi ích cho cộng đồng.
Nhà báo Nguyễn Hùng Sơn, phó tổng biên tập báo Ngày Nay, cho rằng cơ quan quản lý nên tập trung xây dựng chính sách pháp luật, còn quy tắc đạo đức nên để hiệp hội, viện nghiên cứu ban hành. Và vì hướng tới đối tượng là một cộng đồng hơn 50 triệu người dùng mạng xã hội tại Việt Nam thì bộ quy tắc nên ngắn gọn, dễ tiếp thu.
Tọa đàm này chỉ là bước đầu khơi gợi vấn đề, chưa tổ chức lấy ý kiến rộng rãi.
PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng (nguyên trưởng khoa quan hệ công chúng và quảng cáo, Học viện Báo chí tuyên truyền):

Ở những nước phát triển họ đã áp dụng các bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội từ lâu. Thường thì bộ quy tắc này sẽ do các hiệp hội truyền thông hay hội đồng về mạng xã hội xây dựng. Nhưng ở Việt Nam hiện chưa có hiệp hội truyền thông nên Bộ Thông tin - truyền thông cũng có thể thực hiện. Đối tượng của bộ quy tắc ứng xử này gồm có các cá nhân sử dụng mạng xã hội và các công ty, tập đoàn, do đó cần có quy tắc phù hợp với từng đối tượng.
Việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử nên tham khảo luật, để nếu các cá nhân, tổ chức vi phạm bộ quy tắc ứng xử, cũng có thể dẫn chiếu đến luật để từ đó có chế tài xử phạt phù hợp.
N.Diệp ghi
-
TTO - Hãng tin Bloomberg cho rằng cam kết "Ngày 1" của ông Biden chủ yếu nhấn mạnh sự sẵn sàng nhậm chức hơn là danh sách các hành động sẽ thực hiện ngay. Nhiều lời hứa của ông không thể chỉ đơn giản đặt bút ký là xong.
-
TTO - Hội nghị Trung ương 15 đã bế mạc sáng 17-1, sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, thật sự dân chủ, trách nhiệm cao, với bầu không khí phấn khởi, tin tưởng.
-
TTO - Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 15h30 ngày 17-1 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận 95.007.057 ca nhiễm, trong đó có 2.032.106 ca tử vong vì bệnh COVID-19. Tổng số ca đã bình phục là 67.826.998 ca.
-
TTO - Phó tổng thống Mike Pence thúc giục chính quyền ông Biden 'đứng lên chống lại sự hung hăng của Trung Quốc' khi ông cho rằng Bắc Kinh đang quyết tâm bành trướng ảnh hưởng ra khắp châu Á - Thái Bình Dương.
-
TTO - Đại sứ Daniel Kritenbrink được gọi là đại sứ của những "lần đầu tiên", như lần đầu tiên viếng nghĩa trang Trường Sơn hay thăm cầu Hàm Rồng. Trong nhiệm kỳ của ông, hai tàu sân bay Mỹ đã đến thăm Việt Nam.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận