Hé lộ hệ thống tên lửa Buk nghi bắn rơi MH17 Điều tra quốc tế vụ máy bay MH17 bị bắn rơi Tên lửa xịn mới bắn được máy bay trên cao
Phóng to |
Hệ thống tên lửa Buk do Nga sản xuất có khả năng bắn rơi máy bay ở độ cao 10.000 m - Ảnh: RT |
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, phát biểu với báo giới ngày 19-7 tại thủ đô Kiev, người đứng đầu Ban Phản gián SBU, ông Vitaly Naida cho biết cơ quan này hầu như chắc chắn đã xác định được địa điểm phóng các tên lửa bắn trúng máy bay chở khách của Malaysia nói trên. Ông nêu rõ kết quả điều tra ban đầu cho thấy tên lửa được bắn đi từ khu vực thành phố Snheznoe, do những đối tượng ủng hộ liên bang hóa kiểm soát. Hiện chính quyền Kiev đang nỗ lực tới điểm phóng tên lửa để thu thập chứng cứ, song đây là việc không dễ dàng vì tại đây có các hoạt động quân sự.
Trước đó, Bộ Nội vụ Ukraine cho rằng máy bay MH17 có thể đã bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa đất đối không Buk. Lực lượng dân quân chủ trương liên bang hóa tại Donetsk đã bác bỏ mọi cáo buộc dính líu tới thảm họa này.
Liên quan hoạt động tìm kiếm hộp đen máy bay gặp nạn, cùng ngày, người đứng đầu chính quyền nước CHND Donetsk tự xưng, ông Aleksander Borodai tuyên bố lực lượng dân quân không hề tìm thấy các hộp đen của máy bay trên. Ông này khẳng định các tay súng dân quân không vào khu vực máy bay rơi, đồng thời tuyên bố chưa có cuộc đàm phán nào về thành lập vùng an ninh tại đây như các hãng nước ngoài đưa tin trước đó.
Trong khi đó, hãng tin Anh Reuters cho biết lực lượng dân quân miền Đông Ukraine đã ngăn các quan sát viên của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) tiếp cận xác máy bay bị rơi, chỉ cho phép họ quan sát một phần hiện trường có nhiều mảnh vỡ, bao gồm động cơ của máy bay...
Trong một diễn biến khác, ngày 19-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí về sự cần thiết tổ chức một cuộc điều tra quốc tế về vụ rơi máy bay của Hãng Hàng không Malaysia khi bay qua vùng trời Ukraine.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Đức nêu rõ trong cuộc điện đàm cùng ngày, lãnh đạo hai nước cho rằng một ủy ban điều tra quốc tế độc lập dưới sự chỉ đạo của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) cần được nhanh chóng tiếp cận hiện trường máy bay rơi tại tỉnh Donetsk để làm sáng tỏ nguyên nhân tai nạn và tìm kiếm thi thể các nạn nhân.
Ngoài ra, Thủ tướng Merkel và Tổng thống Putin cũng nhất trí rằng một nhóm tiếp xúc gồm đại diện của Ukraine, Nga và OSCE phải sớm nhóm họp nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn cho cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ Kiev và các lực lượng chủ trương liên bang hóa ở miền Đông. Phía Nga nhấn mạnh đại diện lực lượng chủ trương liên bang hóa nên được tham gia các cuộc đàm phán này.
Trong khi đó, Điện Kremlin cho biết lãnh đạo hai nước đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải tiến hành điều tra mọi tình huống liên quan tới vụ rơi máy bay MH17 và Berlin đánh giá tích cực việc Moskva sẵn sàng cử đại diện tham gia điều tra.
Tuyên bố cùng ngày của Bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi Kiev và lực lượng miền Đông phản đối chính phủ cho phép các chuyên gia quốc tế tiếp cận địa điểm máy bay Malaysia rơi nhằm phục vụ cuộc điều tra nguyên nhân gây thảm họa.
Ngày 19-7, Nga đã phản đối kịch liệt sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nói rằng một quả tên lửa bắn từ khu vực do lực lượng dân quân tại miền Đông Ukraine kiểm soát đã hạ máy bay MH17.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết chính quyền Mỹ đã tìm cách đổ lỗi cho lực lượng nói trên và Nga mà không chờ kết quả điều tra. Theo ông, đây là bằng chứng cho thấy sai lầm chính trị sâu sắc trong nhận thức của Washington với những gì đang xảy ra ở Kiev.
Phản ứng tương tự, trên trang Twitter, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố Nhà Trắng rõ ràng đã kết luận kẻ phạm tội trước khi diễn ra cuộc điều tra về thảm họa rơi máy bay MH17.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận