21/11/2017 11:17 GMT+7

Từ Vịt Gò Vấp đến sâm nhung bổ thận trung ương 3

NGUYỄN VĂN HÙNG
NGUYỄN VĂN HÙNG

TTO - Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ tiến triển chóng mặt, thế giới thay đổi từng giờ và vấn đề viết tắt ở nước ta là câu chuyện dài, khó mà nói hết.

Từ Vịt Gò Vấp đến sâm nhung bổ thận trung ương 3 - Ảnh 1.

Cùng với đó là sự bùng nổ thông tin ở mức "khủng". Đứng trước thực trạng ấy, con người phải có những giải pháp khả dĩ thích nghi, trong đó việc viết (nói) tắt ngày càng phổ biến.

Có thể nói trên phạm vi toàn cầu, tuy văn hóa, ngôn ngữ khác nhau nhưng việc viết tắt đã là thông lệ. Vì vậy, người dân mọi quốc gia đều hiểu WHO là Tổ chức Y tế thế giới, UNICEF là Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương), ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á), NATO (Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương), EU (Liên minh châu Âu)... 

Nhưng tại Việt Nam, phải chăng vì thiếu quy định nguyên tắc nên hiện nay việc viết tắt đang có tình trạng "trăm hoa đua nở".

Những từ viết tắt trên Internet khiến cha mẹ 'tá hỏa' Những từ viết tắt trên Internet khiến cha mẹ "tá hỏa"

TTO - Hãng tin CNN thống kê 20 từ viết tắt mà giới trẻ thường sử dụng khi giao tiếp trên Internet khiến các bậc phụ huynh phải lo ngại về cách hành xử của con cái mình.

Viết tắt cũng "loạn truyện"!

Tên đầy đủ của hai loại cây công nghiệp mà sản lượng xuất khẩu đưa nước ta đứng thứ nhất và thứ hai thế giới là hồ tiêu và cà phê thì ở nhiều văn bản, bài báo đã bị "bớt xén" từ, chỉ còn là "cây tiêu", "cây cà".

Đấy là chưa nói có khi người ta còn vô tình đặt hai cái tên cây hồ tiêu và cây điều viết tắt cạnh nhau, đọc lên vô cùng kỳ quặc: "Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm tiêu điều"!

Tên các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có vô vàn kiểu viết tắt. 

Tên viết tắt một số doanh nghiệp biểu thị tên quốc gia Việt Nam bằng chữ Viet không dấu: Viettel (Tập đoàn Viễn thông quân đội), Vietcombank (Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương) hoặc biểu thị tên nước bằng chữ Vina: VinaPhone, Vinacafe, Vinagames... 

Tuy nhiên, nhiều hơn là số doanh nghiệp viết tắt tên nước bằng chữ V nhưng vị trí lại "tùy hứng": chữ V ở giữa tên tắt có Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN), Tập đoàn Điện lực (EVN); chữ V ở đầu có: Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT), Tập đoàn Cao su (VRG), Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank); còn chữ V ở cuối thì có: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (TKV)... 

Cũng lại có tên doanh nghiệp tầm quốc gia viết tắt hoàn toàn không có chữ V: Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Agribank)...

Tất nhiên, với những doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia ấy, việc chọn cái tên tắt trong giao dịch thường có tham khảo ý kiến chuyên gia và phê duyệt của cấp thẩm quyền. 

Còn đối với các doanh nghiệp, tổ chức quy mô nhỏ thì đúng là "loạn truyện". Người viết bài này còn nhớ câu chuyện trong hội nghị về đổi mới quản lý doanh nghiệp diễn ra tại Viện Kinh tế TP.HCM trước đây. 

Hôm ấy, cả hội trường đã cười ồ lên khi nghe người chủ trì giải thích cái tên Vigova không phải "liên doanh nước ngoài" như nhiều người tưởng, mà là tên viết tắt tiếng Việt của Công ty Vịt Gò Vấp!

Đó là chữ viết tắt Đó là chữ viết tắt

TTC - Ông nhà báo dự một hội nghị, rất ngạc nhiên với con số tăng trưởng trong báo cáo của một hội nghị cấp xã. Giờ giải lao, ông đến cạnh người chủ xị vừa trình bày báo cáo trên diễn đàn.

"Bớt xén" từ dẫn đến sai nghĩa

Bàn về vấn đề viết tắt không phù hợp, thiếu thống nhất ở nước ta quả là câu chuyện dài không có hồi kết. 

Đôi khi việc viết tắt dù người Việt vẫn có thể hiểu được, nhưng thực tế đã làm sai lệch sự việc, vấn đề và nhất là "đánh đố" người nước ngoài. 

Như trường hợp sử dụng từ "cao tốc" chẳng hạn. "Cao tốc" chỉ nói lên (cái gì đó) tốc độ cao (đường ôtô cao tốc, đường sắt cao tốc, tàu hỏa (thủy) cao tốc, động cơ cao tốc...), nhưng người viết đã "ép" người đọc phải hiểu là một con đường bộ cao tốc khi họ viết: "tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Ninh Bình", "dự án cao tốc Bắc - Nam"... 

Thực ra, về mặt văn phạm thì với các trường hợp trên đều cần viết thêm chữ "đường" mới có nghĩa: "tai nạn trên đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình", "dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam" ...

Cũng vì bị "bớt xén" từ, một clip quảng cáo liên tục phát trên truyền hình của Công ty Dược phẩm trung ương 3 đã làm người xem rất khó chịu với thực phẩm chức năng "sâm nhung bổ thận TW3"! 

Mà cũng không rõ từ khi nào, dù trong tiếng Việt không có chữ cái W nhưng từ "trung ương" được viết tắt là TW?

Cũng là chuyện viết tắt tùy tiện, nhiều tin tức phản ánh an ninh trật tự hiện nay đã biến "lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy" thành "lực lượng cảnh sát ma túy", hay UBND (một tổ chức chính quyền gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và ủy viên) thành địa điểm, địa chỉ hội họp, tiếp khách... khi viết "tại UBND", thay vì cần viết rõ chính xác là "tại trụ sở UBND".

Vấn đề viết tắt ở nước ta là câu chuyện dài, khó mà nói hết. Thiết nghĩ để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chỉ riêng việc làm sao để việc viết tắt, đặt tên tắt thống nhất, chấp nhận được cũng cần có những nguyên tắc chuẩn mực?

Tiếng nước tôi: Khi nào cần "xin" và khi nào thì "được" Tiếng nước tôi: Khi nào cần 'xin' và khi nào thì 'được'

TTO - Thói quen dùng từ xin và được trước các câu nói, phổ biến đặc biệt trên trên truyền hình đã khiến cho những người yêu tiếng Việt phải thắc mắc, rằng dùng 'kính ngữ' trong nhiều trường hợp, có cần thiết?

NGUYỄN VĂN HÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên