Theo đó, ngưỡng điểm chuẩn dao động từ 25,5 - 30 điểm, phần lớn các ngành có điểm chuẩn từ 28 điểm trở lên. Thí sinh được xác định trúng tuyển khi chính thức tốt nghiệp THPT và được xác định trúng tuyển trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cụ thể, với phương thức 1 là xét tuyển học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi tỉnh, thành phố và học sinh hệ chuyên, khi xét tuyển học bạ với giải học sinh giỏi cấp tỉnh, ngưỡng điểm trúng tuyển có điều kiện, nhà trường tính điểm theo công thức:
Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + điểm ưu tiên giải (nếu có) + điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách và khu vực (nếu có).
Do vậy ở phương thức này, "cơn mưa" điểm chuẩn trên 30 đã xuất hiện, nhiều ngành điểm chuẩn dao động từ 30,3 - 31 điểm.
Tuy nhiên, Trường đại học Ngoại thương Hà Nội đã thay đổi cách tính điểm ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy đổi điểm về thang điểm 30. Theo đó, điểm chuẩn khi xét tuyển học bạ với giải học sinh giỏi cấp tỉnh hạ xuống, dao động từ 26,3 - 29,1 điểm.
Khi xét tuyển kết hợp học bạ và giải học sinh giỏi quốc gia, điểm chuẩn được quy về thang điểm 30, dao động từ 26 - 30 điểm. Trong đó, chương trình logistics và quản lý chuỗi cung ứng, trụ sở Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất là 30 điểm.
Với phương thức 2, xét học bạ kết hợp chứng chỉ quốc tế, rất ít ngành có điểm chuẩn 25-26 điểm, đa số các ngành lấy 28 điểm, cao nhất là 30 điểm với chương trình tiên tiến kinh tế đối ngoại ở Hà Nội.
Phương thức 5, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đại học quốc gia, mức điểm trúng tuyển cho các ngành nằm trong khoảng 27,8 - 28,1.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận