Nhân viên kinh doanh thuốc (môi giới thuốc) - Ảnh: Internet
1. Trình dược viên là ai?
Trình dược viên là những nhân viên kinh doanh thuốc (môi giới thuốc), hiểu đúng hơn thì họ là những nhân viên tư vấn bán hàng mà sản phẩm là các loại thuốc. Họ có nhiệm vụ giới thiệu các sản phẩm thuốc mới, hướng dẫn cách dùng và các tác dụng của thuốc đến các nhà thuốc, phòng khám,... và thuyết phục các dược sĩ nhập thuốc về phân phối. Vì khách hàng chính của các nhân viên môi giới thuốc là nhà thuốc, phòng khám nên gần như họ rất hiếm khi giới thiệu thuốc trực tiếp cho bệnh nhân.
2. Phân loại trình dược viên
2.1 Trình dược viên OTC
OTC là viết tắt của Over The Counter, trong ngành dược được dùng để chỉ các loại thuốc không kê đơn. Vậy trình dược viên OTC là những người chuyên đi giới thiệu các loại thuốc không kê đơn, được phép sử dụng mà không cần sự cho phép của bác sĩ chuyên môn.
Đối tượng chính của họ là các nhà thuốc, quầy thuốc. Họ tập trung giới thiệu các sản phẩm thuốc của công ty với những mức giá ưu đãi hấp dẫn kèm nhiều chương trình thu hút người sử dụng.
Đối tượng chính của các trình dược viên OTC là các nhà thuốc, quầy thuốc - Ảnh: Internet
2.2 Trình dược viên ETC
ETC là viết tắt của Ethical Drugs, ý chỉ các loại thuốc kê đơn. Trình dược viên ETC là những người giới thiệu các sản phẩm thuốc có sự chỉ định, cho phép của bác sĩ khi sử dụng. Khác với các OTC, đối tượng chính của các trình dược viên ETC là các bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế. Xét về trình độ chuyên môn, vị trí này có yêu cầu cao hơn so với OTC và môi trường làm việc cũng chuyên nghiệp hơn.
3. Cần điều kiện gì để trở thành trình dược viên?
Nghề trình dược viên vốn thuộc ngành kinh doanh, tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu công việc đòi hỏi người làm phải có kiến thức chuyên môn về dược. Vì thế, các yêu cầu cơ bản để có thể ứng tuyển vị trí này bao gồm:
● Tốt nghiệp cao đẳng/đại học các chuyên ngành liên quan đến Y, Dược.
● Khả năng giao tiếp tốt, có kỹ năng đàm phán và thuyết phục khách hàng.
● Khả năng lập kế hoạch, xử lý vấn đề tốt.
● Thành thạo tin học văn phòng.
● Chịu được áp lực công việc cao.
● Năng động, hoạt bát, nhiệt tình.
● Khả năng giao tiếp tiếng Anh là lợi thế lớn.
4. Mô tả công việc của trình dược viên
Công việc của trình dược viên bao gồm các nhiệm vụ chính sau đây:
● Khai thác thông tin thị trường và nhu cầu tiêu thụ các loại thuốc.
● Giới thiệu các sản phẩm thuốc đến các nhà thuốc, phòng khám trong khu vực.
● Lập kế hoạch và triển khai chương trình bán hàng để đạt chỉ tiêu đề ra.
● Xây dựng hệ thống các mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
● Truyền tải hình ảnh công ty một cách thân thiện, chuyên nghiệp trước khách hàng.
● Triển khai các chương trình ưu đãi, chính sách hỗ trợ của nhà sản xuất.
● Lập báo cáo công việc định kỳ theo đúng yêu cầu của cấp trên.
Công việc của nhân viên môi giới thuốc là tư vấn sản phẩm thuốc cho khách hàng - Ảnh: Internet
5. Những kỹ năng cần có để trở thành một trình dược viên giỏi
5.1 Kỹ năng giao tiếp, thương lượng và thuyết phục
Đây là kỹ năng quan trọng nhất giúp các nhân viên kinh doanh thuốc thành công trong công việc. Tư vấn, thuyết phục khách hàng là nhiệm vụ gần như hàng ngày của họ. Vì thế, ngành nghề này sẽ phù hợp với những người năng động, hoạt ngôn, có giọng nói dễ nghe, khả năng thuyết phục tốt, nhiệt huyết và không ngại khó khăn.
5.2 Kỹ năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ
Thông qua nhiều cuộc gặp gỡ, tư vấn sản phẩm, các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực môi giới thuốc có thể xây dựng mạng lưới khách hàng thân thiết của mình. Từ đó, họ không chỉ bán thuốc được một lần mà có thể dễ dàng tiếp thị các sản phẩm về sau mà không cần mất nhiều thời gian tìm kiếm. Bên cạnh đó, do đã có sự liên kết và tin tưởng từ trước, các khách hàng có khả năng cao sẽ quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.
5.3 Kỹ năng khai thác, tìm kiếm thông tin khách hàng
Nhân viên hoạt động trong lĩnh vực môi giới thuốc cần là người nhạy bén, có khả năng nắm bắt nhanh. Điển hình như mỗi khi có một nhà thuốc mới ra mắt trong khu vực, họ cần nắm ngay thông tin để đến tư vấn sản phẩm trước các đối thủ khác. Bên cạnh đó, nhờ mạng lưới mối quan hệ với các nhà phân phối thuốc, họ có thể khai thác các thông tin về khách hàng tiềm năng từ các khách hàng cũ thông qua giới thiệu hoặc tiếp thị truyền miệng.
Nhân viên kinh doanh (môi giới) thuốc cần có kỹ năng khai thác, tìm kiếm thông tin khách hàng - Ảnh: Internet
5.4 Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề
Kỹ năng xử lý tình huống gần như cần thiết trong mọi ngành nghề và trong ngành dược, điều này càng cần thiết hơn. Để duy trì những mối quan hệ tốt với các khách hàng, nhà phân phối thuốc, các nhân viên kinh doanh thuốc cần có khả năng giải quyết khéo léo, linh hoạt trong trường hợp phát sinh vấn đề.
5.5 Tính kiên trì trong công việc
Hành trình tìm kiếm và thuyết phục khách hàng không hề dễ dàng, đòi hỏi các nhân viên kinh doanh (môi giới) thuốc phải có sự kiên trì, nhẫn nại trong công việc. Trọng trách của họ không chỉ là bán hàng mà còn là tiếp thị, quảng cáo sản phẩm. Đôi khi tư vấn một lần chưa bán được hàng nhưng nhờ vào sự kiên trì thuyết phục, khách hàng sẽ chú ý và cân nhắc lựa chọn sản phẩm khi có nhu cầu.
6. Thu nhập của trình dược viên như thế nào?
Mức lương trình dược viên hiện nay khá cao, do mức hoa hồng được tính theo lượng hàng bán. Nhìn chung, mức lương trung bình của trình dược viên OTC từ khoảng 6.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng. Với trình dược viên ETC, thu nhập sẽ ở mức cao hơn, trong khoảng từ 10.000.000 – 30.000.000 đồng/tháng.
Với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm và thiết lập được mạng lưới khách hàng rộng khắp thì mức thu nhập còn có thể cao hơn nữa. Chính vì thế, hiện nay những thông tin về tuyển dụng trình dược viên đang được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm.
Mức lương hấp dẫn nhờ mức hoa hồng cao - Ảnh: Internet
Trên đây là những chia sẻ thú vị về công việc của trình dược viên. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm trình dược viên, hãy tham khảo CareerBuilder để tìm kiếm những cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn nhất nhé!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận