UNESCO đã công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 5-12-2013.
Ngày này đã trở thành một ngày đặc biệt đối với tài tử ca, tài tử đờn nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Google Doodle tôn vinh nghệ thuật đờn ca tài tử của Việt Nam
Google Doodle tôn vinh nghệ thuật đờn ca tài tử do nghệ sĩ Camelia Pham minh họa, thể hiện hình ảnh các nghệ sĩ đang biểu diễn đờn ca tài tử.
Theo Google, đờn ca tài tử xuất hiện từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nghi lễ và âm nhạc cung đình Huế.
Đờn ca tài tử là sự hòa hợp giữa các loại nhạc cụ như đàn tam thập lục, sáo, đàn tỳ bà... để tạo nên giai điệu đẹp.
Dù xuất phát từ Huế nhưng nghệ thuật đờn ca tài tử phát triển mạnh ở các tỉnh, thành Nam Bộ.
Hiện nay có 21 tỉnh, thành hoạt động mạnh về đờn ca tài tử như: TP.HCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…
Nhiều tài tử ca, tài tử đờn cùng các nghệ sĩ qua các thời kỳ được giới mộ điệu yêu mến như: cố nghệ sĩ Thanh Tòng, cố nghệ sĩ Út Bạch Lan, nghệ sĩ Kim Cương, Bạch Tuyết, Minh Vương, Ngọc Giàu...
Tối 11-2-2014, tại hội trường Thống Nhất (TP.HCM), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND TP.HCM tổ chức lễ đón bằng của UNESCO ghi danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Sự kiện đã thu hút gần 1.000 nghệ sĩ, tài tử của các nhóm ca, câu lạc bộ đờn ca tài tử của 21 tỉnh, thành có hoạt động đờn ca tài tử sôi nổi trong cả nước về tham dự và trình diễn những tiết mục đặc sắc nhất tại sự kiện này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận