20/08/2023 15:04 GMT+7

Bảo tàng Áo dài tôn vinh hát ru, đờn ca tài tử dịp Vu lan

Những câu hát ru, bài ca vọng cổ hát về người mẹ được các nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn đã chạm đến cảm xúc của nhiều người xem.

Nghệ nhân Phương Thảo hát ru ba miền - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Nghệ nhân Phương Thảo hát ru ba miền - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Sáng 20-8, Bảo tàng Áo dài (phường Long Phước, thành phố Thủ Đức, TP.HCM) tổ chức buổi giao lưu với chủ đề Vu lan báo hiếu, giới thiệu đến khán giả loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ là hát ru và đờn ca tài tử.

Phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tàng Áo dài là một trong những địa điểm thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các nghệ nhân, nghệ sĩ với các bạn trẻ, nhất là sinh viên, học sinh về các loại hình nghệ thuật, các di sản văn hóa.

Năm nay tròn 10 năm đờn ca tài tử được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghệ thuật hát ru cũng có từ rất lâu, gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Đó là những bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, ca từ đơn giản được các mẹ, các chị hát giúp các em nhỏ dễ đi vào giấc ngủ.

Chính vì thế Bảo tàng Áo dài chú trọng tổ chức các buổi giao lưu, chia sẻ thông tin về hát ru đến du khách trong và ngoài nước.

Theo bà Huỳnh Ngọc Vân - giám đốc Bảo tàng Áo dài, phần lớn các bài hát ru lấy từ ca dao, đồng dao hoặc các đoạn thơ được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tại buổi giao lưu, khán giả được lắng nghe các điệu hát ru của ba miền Bắc, Trung, Nam qua phần thể hiện của nghệ nhân Phương Thảo. Người nghe sẽ cảm nhận và phân biệt được sự khác nhau về giai điệu, cách dùng câu từ… và điểm chung là đều dễ “gây ngủ”.

Trước đó Bảo tàng Áo dài cũng đã tổ chức các cuộc thi hát ru dành cho bà con trên địa bàn phường Long Phước, thành phố Thủ Đức, với đông đảo người tham gia.

Câu lạc bộ Đờn ca tài tử phường Long Phước hát vọng cổ - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Câu lạc bộ Đờn ca tài tử phường Long Phước hát vọng cổ - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Xúc động các ca khúc hát về mẹ dịp Vu lan

Góp mặt trong chương trình này có tiến sĩ Lê Hồng Phước - phó trưởng khoa ngữ văn Pháp của Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), nghệ nhân Nguyễn Minh Châu (Út Đờn)… và Câu lạc bộ Đờn ca tài tử phường Long Phước.

Các nghệ sĩ không chuyên đã mang đến những bài ca vọng cổ dạt dào cảm xúc khi hát về mẹ như: Vu lan nhớ mẹ, Lòng mẹ, Mẹ tôi, Nhớ mẹ hiền…

Tiến sĩ Lê Hồng Phước hát Nhớ mẹ hiền - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Tiến sĩ Lê Hồng Phước hát Nhớ mẹ hiền - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Đặc biệt, vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Minh Châu kết hợp cùng Đặng Chí Linh - sinh viên khoa du lịch Trường đại học Văn hóa TPHCM - thể hiện bài Lòng mẹ rất mùi, rất cảm động khiến khán giả nhầm tưởng là hai mẹ con ruột.

Bà Huỳnh Ngọc Vân cho biết: “Từ năm 2018 Bảo tàng Áo dài đã từng bước góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của truyền thống hiếu thảo trong mùa Vu lan hằng năm thông qua hát ru, đờn ca tài tử, trưng bày áo dài”.

Nghe đờn ca tài tử giữa lòng Sài GònNghe đờn ca tài tử giữa lòng Sài Gòn

TTO - Một nhà hàng trong hẻm nhỏ trên đường Điện Biên Phủ (quận 3, TP.HCM) tổ chức biểu diễn đờn ca tài tử cho thực khách trong và ngoài nước.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên