Thông tin được nêu từ văn bản báo cáo kết quả đầu tư nhà vệ sinh công cộng của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi UBND TP.HCM.
Với đề án này, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết sẽ ưu tiên đầu tư theo hình thức xã hội hóa, tăng số lượng và cải thiện chất lượng nhà vệ sinh, tạo thuận lợi cho khách du lịch dễ tìm kiếm và tiếp cận nhà vệ sinh...
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chính của việc thiếu nhà vệ sinh là không có đủ quỹ đất công cộng để bố trí xây dựng.
Chưa kể việc đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng trên phạm vi đất dành cho đường bộ và các bến khách ngang sông cũng gặp vướng mắc về pháp lý.
Bên cạnh đó, TP.HCM chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục đầu tư, hình thức đầu tư, pháp lý về xây dựng nhà vệ sinh công cộng.
Ngoài ra nhiều cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại khu vực, địa điểm được khảo sát đầu tư nhà vệ sinh công cộng phản đối do e ngại về vấn đề mỹ quan, ô nhiễm môi trường.
Hiện nay công tác quản lý, bảo trì nhà vệ sinh công cộng của các sở ngành, UBND TP Thủ Đức và các quận huyện chưa được quan tâm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt và chất lượng xuống cấp.
Gần 500 nhà vệ sinh công cộng là vận động nhà hàng, quán xá...
Thực tế nhà vệ sinh công cộng tại TP.HCM phân bố chưa đồng đều, đa số tập trung tại một số quận huyện như quận 1, quận 3, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh...
Tính đến thời điểm hiện tại, TP có 866 nhà vệ sinh công cộng, trong đó đã vận động 491 nhà vệ sinh thuộc cơ sở kinh doanh, dịch vụ đồng ý hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, người dân sử dụng.
Cụ thể, huyện Bình Chánh có 127 cơ sở, quận 1 có 100 cơ sở, quận 5 có 4 cơ sở, quận 7 có 23 cơ sở, quận 12 có 36 cơ sở, quận Bình Tân có 46 cơ sở, quận Tân Bình có 31 cơ sở, quận Phú Nhuận có 21 cơ sở...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận