20/03/2023 14:16 GMT+7

Nâng chất nhà vệ sinh công cộng: Hãy bắt đầu từ hôm nay!

Câu chuyện thiếu nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh công cộng hôi thối, dơ dáy... ở các thành phố lớn tiếp tục là chủ đề bàn tán, là nhu cầu bức thiết được các cấp chính quyền quan tâm. Nhiều ý kiến bạn đọc đề nghị: Hãy bắt đầu từ hôm nay!

Nâng chất nhà vệ sinh công cộng: Hãy bắt đầu từ hôm nay! - Ảnh 1.

Mô hình ki ốt kinh doanh kết hợp phục vụ nhà vệ sinh công cộng miễn phí nhận được nhiều hưởng ứng của người dân - Ảnh: LƯU DUYÊN

Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, tại buổi làm việc với UBND quận 1 về việc tổ chức nhà vệ sinh công cộng ở quận sáng 19-3, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh: Tháo gỡ ngay vướng mắc về xây nhà vệ sinh công cộng.

Kết luận buổi làm việc, ông Nên đề nghị quận 1 tiếp tục rà soát đồng bộ thực tiễn trên địa bàn về xây dựng, môi trường, giao thông… từ đó đưa ra quy chế về cấp phép xây dựng cũng như giải pháp bố trí nhà vệ sinh công cộng.

Trong các điểm dịch vụ, kinh doanh đều có xem xét xây dựng nhà vệ sinh, cần hình thành quy định, tiêu chí đánh giá chất lượng các địa điểm này.

Đặc biệt cần nhanh chóng có kế hoạch lắp đặt nhà vệ sinh lưu động trên từng vị trí cần thiết với đa dạng các hình thức. Vận động thêm các điểm như trường học, công sở, các cơ quan của hệ thống chính trị tăng cường thêm cho mạng lưới nhà vệ sinh đáp ứng đủ nhu cầu thực tế.

Cùng thời điểm này, theo tìm hiểu của phóng viên Tuổi Trẻ, hiện toàn TP Hà Nội có khoảng 400 nhà vệ sinh công cộng phục vụ hơn 8,3 triệu người dân thủ đô. Ngoài số lượng ít ỏi thì chất lượng dịch vụ tại các nhà vệ sinh công cộng ở thủ đô cũng đang xuống cấp nghiêm trọng.

Đơn cử, xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm), ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, hiện có hai nhà vệ sinh công cộng đang được khai thác. Bên ngoài các nhà vệ sinh công cộng ở đây trông khá hiện đại và mới. Nhưng phần cửa của nhà vệ sinh trên cũng đã bị hỏng, bên trong bốc mùi nồng nặc.

"Điều xấu hổ nhất với du khách và người dân khi tới Hà Nội, TP.HCM chính là sự nhếch nhác của nhà vệ sinh công cộng. Hô hào phát triển du lịch, nhưng cái nhỏ nhất là nhà vệ sinh công cộng lại không làm cho nó chuẩn chỉnh và sạch sẽ" - bạn đọc Thủy nêu ý kiến.

Còn theo bạn đọc Thảo Dân: "Việc gì còn chần chừ, lần lữa được chứ riêng việc này không thể chậm hơn được nữa đâu (vì trước đây cũng đã được nêu ra nhiều rồi)".

"Nhiều lúc thấy xấu hổ với du khách. Và rồi nhiều khi du khách cũng lâm vào tình thế bí bách nhưng đành ngậm ngùi chịu đựng" - bạn đọc này bày tỏ.

Trong khi đó, bạn đọc Mai Anh đề nghị thẳng: "Câu chuyện về nhà vệ sinh là câu chuyện tử tế và cần lan tỏa khắp cả nước để tạo sự ý thức của cộng đồng, văn minh cho xã hội. Hãy bắt đầu từ hôm nay!

Từ thực tế thiếu quỹ đất để xây nhà vệ sinh công cộng mà một số địa phương kêu ca, bạn đọc Tan góp ý: "Cần gì làm nhà vệ sinh lớn cho tốn đất và tiền, chưa kể quá nhiều tội phạm lẫn vào hút chích. Chỉ cần có một vách ngăn cao ngang ngực hai bên đứng tiểu mỗi bên 2-5 vị trí đứng, trên có mái che xuôi hai bên. Hệ thống xả nước tự động, có vòi rửa tự động, cửa bản lề tự mở đóng là xong. Kiểu làm này có thể bố trí bất kỳ đâu dọc các con đường khắp các nơi".

Góp thêm một góc nhìn, bạn đọc Huy MC viết: "Thực tế hiện nay, các quốc gia có hệ thống nhà vệ sinh công cộng tốt lại miễn phí như Hàn Quốc rất ít, chủ yếu là có thu tiền như các nước châu Âu từ 0,5 - 1 euro".

Và, theo bạn đọc này: "Việt Nam cần quy hoạch, đầu tư và vận hành hệ thống nhà vệ sinh công cộng cho tốt vì bây giờ không làm thì không thể phát triển du lịch.

Trước mắt có thể thu tiền khoảng 5.000 đồng/lần. Nếu miễn phí càng tốt nhưng phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ".

Việc Nhà nước và các hộ kinh doanh du lịch cùng góp tay nâng chất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhà vệ sinh công cộng cũng là ý kiến được bạn đọc lưu tâm.

"Tôi nghĩ các cửa hàng kinh doanh lớn nhỏ ở các con đường của thành phố (các thành phố trên cả nước) đều đầu tư một nhà vệ sinh cho khách sử dụng miễn phí thì rất tốt, vì chẳng có ai vào sử dụng nhà vệ sinh của mình mà không mua hàng của mình" - bạn đọc Trần Thanh Tùng viết.

Cùng quan điểm này, bạn đọc Tran Hung bổ sung: "Khi tôi đi Bali - Indonesia, trong đoàn du lịch có ai muốn đi vệ sinh thì hướng dẫn viên đến nói với các cửa hàng ở hai bên đường cho đi nhờ được hết. Chủ cửa hàng họ rất vui vẻ đồng ý và thông cảm".

Theo bạn đọc này, ở các nơi làm du lịch chuyên nghiệp đều làm như vậy, họ rất tình cảm với khách đoàn du lịch. Và, nếu Hà Nội, TP.HCM chỉ cần kêu gọi các chủ cửa hàng làm được như vậy thì khỏi lo về vấn đề nhà vệ sinh công cộng.

Nhà vệ sinh công cộng tại đô thị: Để Nhà vệ sinh công cộng tại đô thị: Để 'niềm riêng' hết làm 'khổ chung'

Ở một "siêu đô thị" như TP.HCM chỉ có khoảng 200 nhà vệ sinh công cộng. TP.HCM vừa bị "liệt" vào 67/69 TP du lịch trên thế giới có nhà vệ sinh công cộng kém.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên