Tổng thống Donald Trump (trái) và cựu giám đốc FBI James Comey - Ảnh: Reuters |
Theo báo New York Times, động thái này của ông Trump sẽ mở đường cho một phiên điều trần trước Ủy ban tình báo Thượng viện vào thứ năm tuần này (8-6) của cựu giám đốc Cục điều tra liên bang (FBI) James Comey.
Các nghị sĩ Mỹ đặc biệt quan tâm tới những thông tin truyền thông cho biết tổng thống Trump đã cố tìm cách thuyết phục ông Comey dừng cuộc điều tra về cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn.
Cũng chưa rõ nếu ông Trump chọn cách vận dụng đặc quyền hành pháp của mình trong trường hợp này để ngăn cản việc điều trần của ông Comey thì ông có thành công hay không.
Mặc dù tòa án Tối cao Mỹ thừa nhận việc các tổng thống có quyền thảo luận bí mật với các cố vấn của họ, nhưng đó không phải đặc quyền tuyệt đối và trong quá khứ những lập luận tương tự về đặc quyền này đã bị bác bỏ nhiều lần.
Nếu ông Donald Trump kiên quyết vận dụng đặc quyền hành pháp, ủy ban của Thượng viện sẽ phải đưa vấn đề ra tòa. Và theo các chuyên gia luật, nếu phải ra tòa, ông Trump sẽ rơi vào thế yếu vì bản thân ông đã công khai nói về những cuộc thảo luận riêng tư giữa ông với ông Comey.
Ông Trump sa thải ông Comey ngày 9-5 trong bối cảnh giám đốc FBI khi đó đang chỉ huy điều tra về các mối quan hệ giữa Nga và nhóm trợ thủ của ông Trump trong quá trình vận động tranh cử.
Mặc dù ban đầu ông Trump và nhóm trợ lý tuyên bố rằng quyết định sa thải ông Comey của tổng thống bắt nguồn từ đề xuất của thứ trưởng bộ Tư pháp. Và nguyên nhân liên quan tới cách xử lý vụ việc không hiệu quả của ông Comey trong cuộc điều tra về email cá nhân của bà Hillary Clinton.
Tuy nhiên sau đó ông Trump lại nói ông chủ động quyết định sa thải giám đốc FBI mà không chịu ảnh hưởng bởi bất cứ tác động nào.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận