25/04/2020 18:00 GMT+7

Tòa tối cao dựng tượng Lý Thái Tông là biểu tượng công lý

TÂM LỤA
TÂM LỤA

TTO - Theo thuyết minh của TAND tối cao, việc dựng tượng vua Lý Thái Tông có nhiều ý nghĩa to lớn. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng việc làm này là lãng phí và không cần thiết.

Tòa tối cao dựng tượng Lý Thái Tông là biểu tượng công lý - Ảnh 1.

Một trong ba mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông đang được TAND tối cao lấy ý kiến - Ảnh: TAND tối cao

Phó chánh án TAND tối cao vừa ký công văn gửi TAND các cấp về việc tổ chức lấy ý kiến lựa chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông để đặt tại trụ sở TAND tối cao, trụ sở tòa án quân sự và tòa án các cấp.

Theo công văn này, sau khi lấy ý kiến đóng góp của TAND, Hội đồng phẩm phán TAND tối cao đã lựa chọn vua Lý Thái Tông là biểu tượng công lý của TAND và hoạt động xét xử.

Để chuẩn bị cho việc dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở các tòa án, TAND tối cao tổ chức lấy ý kiến của cán bộ công chức trong hệ thống tòa án đối với 3 mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông.

Kèm theo công văn này, TAND tối cao có bản thuyết minh tại sao lại lựa chọn tượng Lý Thái Tông là biểu tượng công lý. 

Theo đó, vua Lý Thái Tông là người ban hành bộ “Hình thư” - bộ luật chính thức thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam; vua Lý Thái Tông đã trực tiếp xét xử nhiều vụ án nổi tiếng với tấm lòng bao dung, nhân từ…

Vì vậy, ngày 5-2, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã thống nhất tôn vinh hoàng đế Lý Thái Tông là nhân vật biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử.

Theo thuyết minh của TAND tối cao, “công trình sẽ là tác phẩm nghệ thuật có tính thẩm mỹ, giàu sức biểu cảm, mang ý nghĩa nhân vân, chuyển tải thông điệp lịch sử về tòa án nhân dân”…

Dự kiến tượng được đúc bằng đồng đỏ, kích thước chiều cao của tượng đặt tại trụ sở TAND tối cao là 5,3m.

Sau khi tổ chức lấy ý kiến, một số chuyên gia pháp lý đã cho rằng việc TAND tối cao tự ý lựa chọn biểu tượng công lý là tùy tiện. Chưa kể việc đúc tượng để trưng bày trên toàn bộ hệ thống tòa án cả nước sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết…

Việc lấy ý kiến về 3 mẫu phác thảo được TAND tối cao tổ chức trong 5 ngày, từ 23-4 đến 28-4.

Ra mắt Đi tìm chân dung vua Quang Trung và Nguyễn thị Tây Sơn ký Ra mắt Đi tìm chân dung vua Quang Trung và Nguyễn thị Tây Sơn ký

TTO - Nhà nghiên cứu, dịch giả Nguyễn Duy Chính vừa có buổi trò chuyện với đông đảo bạn đọc quan tâm đề tài lịch sử vào chiều 2-3 tại TP.HCM về "Triều đại Tây Sơn và lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII".

TÂM LỤA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên