04/01/2024 13:59 GMT+7

Tin giả về động đất lan truyền khắp mạng xã hội Nhật Bản

Mỗi khi xảy ra động đất, nhiều tin tức giả được lan truyền chóng mặt trên Internet, khiến Chính phủ Nhật Bản lo lắng.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trong buổi gặp gỡ các phóng viên chiều 2-1 - Ảnh: Masamine Kawaguchi

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trong buổi gặp gỡ các phóng viên chiều 2-1 - Ảnh: Masamine Kawaguchi

Vào đầu năm mới, một trận động đất mạnh 7,6 độ đã xảy ra trên bán đảo Noto thuộc tỉnh Ishikawa (Nhật Bản), gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Trong lúc hỗn loạn, nhiều tin giả về vụ động đất trên đã lan truyền trên khắp mạng xã hội nước Nhật, nhiều đơn vị có liên quan phải đưa ra khuyến cáo.

"Phải ngăn chặn thông tin độc hại"

Theo tờYomiuri Shimbun, nhiều thông tin sai lệch về trận động đất ở bán đảo Noto đã lan truyền trên khắp các mạng xã hội, hầu hết nội dung của các bài đăng này là cầu xin cứu trợ và kêu gọi quyên góp thông qua mã QR.

Tuy nhiên, địa điểm cứu trợ mà những bài đăng này dẫn đến đều không tồn tại, còn các tư liệu hình ảnh, video lấy từ trận động đất lớn ở phía đông Nhật Bản năm 2011.

Thiệt hại sau trận động đất ngày 1-1 tại tỉnh Ishikawa - Ảnh: Yomiuri Shimbun

Thiệt hại sau trận động đất ngày 1-1 tại tỉnh Ishikawa - Ảnh: Yomiuri Shimbun

Bên cạnh những người giả mạo nạn nhân, nhiều tài khoản khác còn lợi dụng sự sợ hãi, bất an của người dân trước thảm họa để đưa ra những "thuyết âm mưu" sai lệch về trận động đất như: "đây là trận động đất nhân tạo", "vũ khí tạo nên động đất đã được sử dụng (bởi một quốc gia kẻ thù)"...

Đứng trước những thông tin sai lệch được lan truyền với tốc độ chóng mặt, Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã đưa ra tuyên bố trấn an người dân rằng: "Không có thứ gì gọi là vũ khí động đất.

Xin đừng để bị đánh lừa bởi những thông tin sai lệch như vậy, thay vào đó hãy luôn chú ý những thông tin mà cơ quan chúng tôi đưa ra".

Ở Nhật Bản, những khi xảy ra thảm họa lớn như động đất, sóng thần thì tin tức giả tiếp tục lan truyền trên mạng với nhiều mục đích khác nhau.

Chủ yếu họ đều đánh vào tâm lý của người dân để dắt mũi, nhiều trường hợp còn kêu gọi quyên góp tiền để thu lợi về mình. Với trận động đất xảy ra ngày 1-1 vừa qua cũng không ngoại lệ.

Sau những thông tin độc hại trên, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản đã đăng một thông báo cảnh báo trên tài khoản X chính thức của mình với nội dung:

"Thông tin sai lệch về trận động đất ở bán đảo Noto đang được đăng trực tuyến và lan truyền rộng rãi". Đồng thời kêu gọi công chúng luôn phải xác thực nguồn tin và hình ảnh được đăng tải.

Lực lượng Phòng vệ mặt đất cung cấp nước cho người dân ở Shika, tỉnh Ishikawa - Ảnh: Yomiuri Shimbun

Lực lượng Phòng vệ mặt đất cung cấp nước cho người dân ở Shika, tỉnh Ishikawa - Ảnh: Yomiuri Shimbun

Cũng trong buổi làm việc với các phóng viên tại Văn phòng Thủ tướng hôm 2-1, Thủ tướng Kishida trả lời về những tin giả được lan truyền:

“Phải ngăn chặn việc lan truyền thông tin độc hại và sai lệch về trận động đất, chẳng hạn như thiệt hại. Tôi nghiêm túc kêu gọi mọi người hãy ngưng lại những việc làm như vậy".

Động viên nhau ở vùng tâm chấn động đấtĐộng viên nhau ở vùng tâm chấn động đất

Dịp nghỉ lễ năm mới 2024, tôi về thăm ba mẹ ở thành phố Komatsu, tỉnh Ishikawa. Bất ngờ, trận động đất lớn 7,6 độ đã xảy ra vào ngày đầu tiên của năm mới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên