17/05/2023 13:28 GMT+7

Tìm thấy chất giải độc 'nấm tử thần' nguy hiểm nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Úc đã xác định một loại thuốc dùng trong chẩn đoán hình ảnh y khoa có thể ngăn chất độc cực mạnh của nấm mũ tử thần.

Tìm thấy chất giải độc nấm tử thần nguy hiểm nhất thế giới - Ảnh 1.

Nấm mũ tử thần là nguyên nhân của khoảng 90% ca tử vong liên quan đến nấm trên toàn cầu - Ảnh: AAP

Theo báo cáo, trong số ca tử vong liên quan đến nấm trên toàn cầu, nấm mũ tử thần (Amanita phalloides) chiếm đến 90%. 

Độc tố chính của nó là một peptide gọi là α-Amanitin, một loại amatoxin dẫn đến suy gan và thận.

Theo báo Guardian, các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Úc mới đây xác định indocyanine green, một loại thuốc nhuộm hiện được chấp thuận ở Mỹ để sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh y khoa, dường như ngăn chặn được tác dụng độc hại của α-Amanitin.

Tác giả nghiên cứu, giáo sư Qiaoping Wang của Đại học Sun Yat-Sen ở Quảng Châu, Trung Quốc, nói trước đây không có thuốc giải độc đặc hiệu nào cho nấm mũ tử thần “vì chúng ta biết rất ít về cách độc tố nấm giết chết tế bào”.

Trong các thử nghiệm trên chuột cũng như các dòng tế bào của con người trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện indocyanine green có thể ngăn ngừa tổn thương gan và thận do α-Amanitin gây ra. Nó cũng cải thiện xác suất sống sót sau khi ngộ độc.

“Mặc dù kết quả rất hứa hẹn, nhưng cần có thêm các thí nghiệm lâm sàng để xác định xem indocyanine green có tác dụng tương tự ở người hay không”, giáo sư Wang nói.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Nấm mũ tử thần dễ bị nhầm lẫn

Một chuyên gia về nấm và là nhà khoa học chính tại Vườn Bách thảo Hoàng gia Sydney, giáo sư Brett Summerell, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết nấm mũ tử thần “cực kỳ nguy hiểm và độc hại” và thường bị nhầm với các loại nấm khác do bề ngoài giống nhau.

“Nấm mũ tử thần trong giai đoạn phát triển ban đầu có thể giống với một số loại nấm rơm, vốn phổ biến, đặc biệt là trong một loạt món ăn châu Á”, ông Summerell thông tin.

Ông nói thêm rằng trong khi các chất độc được tìm thấy trong một số loại nấm khác có thể bị nhiệt phân hủy, thì chất độc của nấm mũ tử thần “rất mạnh trong suốt quá trình chế biến”.

Ăn nấm khô, ngộ độc hôn mê, vì sao?Ăn nấm khô, ngộ độc hôn mê, vì sao?

Các bà nội trợ rất thích nấm khô, dễ cất giữ, chế biến… Nhưng sự nguy hiểm đôi khi lại rơi vào khâu chế biến. Trong trường hợp ngộ độc nấm, nên xử lý ban đầu ra sao?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên