12/05/2023 08:58 GMT+7

Tiêu hủy hơn 6.000 chai thuốc bảo vệ thực vật chứa chất cấm

Công an tỉnh An Giang tổ chức tiêu hủy 6.160 chai, 60 can và 200 gói thuốc bảo vệ thực vật các loại có chứa chất cấm sử dụng tại Việt Nam.

Tiêu hủy hơn 6.000 chai thuốc bảo vệ thực vật chứa chất cấm - Ảnh 1.

Hàng ngàn sản phẩm là thuốc bảo vệ thực vật chứa chất cấm sử dụng tại Việt Nam bị lực lượng Công an tỉnh An Giang bắt giữ thời gian qua sẽ bị tiêu hủy - Ảnh: TIẾN VĂN

Ngày 12-5, Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh An Giang cho biết tại Nhà máy xi măng INSEE Hòn Chông, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Công an tỉnh An Giang vừa phối hợp cùng các ngành chức năng tổ chức tiêu hủy số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật có chứa chất cấm sử dụng tại Việt Nam.

Trước sự chứng kiến của các sở, ngành tỉnh, Công an tỉnh An Giang tổ chức tiêu hủy 6.160 chai, 60 can và 200 gói thuốc bảo vệ thực vật các loại có chứa chất cấm sử dụng tại Việt Nam. 

Đây là số thuốc bảo vệ thực vật trong 2 vụ vi phạm hành chính, không xác định được người vi phạm do tổ liên ngành phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh An Giang phát hiện, bắt giữ thời gian qua. 

Sau đó, Công an tỉnh An Giang tham mưu cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu, phê duyệt phương án xử lý tiêu hủy.

Tiêu hủy hơn 6.000 chai thuốc bảo vệ thực vật chứa chất cấm - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng tiêu hủy các loại sản phẩm từ thuốc bảo vệ thực vật chứa chất cấm - Ảnh: TIẾN VĂN

Việc tổ chức tiêu hủy nhằm đảm bảo việc xử lý tang vật theo quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức sản xuất, kinh doanh chân chính; đồng thời giáo dục, răn đe người vi phạm trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm.

Tiêu hủy hơn 6 tấn thuốc bảo vệ thực vật Tiêu hủy hơn 6 tấn thuốc bảo vệ thực vật 'tuồn' từ Trung Quốc vào Lạng Sơn

TTO - Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đưa đi tiêu hủy hơn 6 tấn thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Số thuốc này chủ yếu được "tuồn" từ Trung Quốc vào Lạng Sơn để đưa đi tiêu thụ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên