Thứ 2, ngày 18 tháng 1 năm 2021
Thủ tướng Đức Merkel ủng hộ ý tưởng siêu hàng không mẫu hạm châu Âu
TTO – Thủ tướng Đức Angela Merkel tán đồng đề xuất cùng phát triển một siêu hàng không mẫu hạm của châu Âu, theo ý lãnh đạo đảng CDU cầm quyền.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Ảnh: REUTERS
Bà Annegret Kramp-Karrenbauer, người kế nhiệm Thủ tướng Merkel ở vị trí lãnh đạo Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) hồi tháng 12, hôm cuối tuần qua đã gửi đề xuất nhằm đáp lại các ý tưởng cải cách liên minh châu Âu (EU) của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Bà Kramp-Karrenbauer lưu ý rằng Đức và Pháp đang sẵn sàng cùng nỗ lực tạo ra một tàu sân bay châu Âu trong tương lai.
Lãnh đạo CDU cho rằng "bước tiếp theo có thể là khởi động dự án mang tính biểu tượng về việc xây dựng một tàu sân bay chung cho châu Âu", và việc này nhằm nhấn mạnh vai trò của EU đối với an ninh toàn cầu.
Phát biểu hôm 11-3, bà Merkel khen ngợi ý tưởng này, nhận xét rằng "thật đúng đắn và tốt đẹp khi chúng ta có được một dạng trang bị như thế cho châu Âu, và tôi rất vui theo đuổi ý tưởng đó".
Tuy nhiên, vị nữ Thủ tướng từng được xem là đầu tàu của EU vẫn cho rằng khối này cần phải hoàn tất một số việc ưu tiên khác.
Vừa qua, bà Merkel cũng tán thành ý tưởng rằng châu Âu nên có một suất riêng tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Nước Đức lâu nay vẫn chưa có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an, vốn dĩ chỉ bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. Vì vậy, việc có khái niệm "ghế thường trực của châu Âu" được xem như cách EU thúc đẩy tiếng nói của châu Âu tại Liên Hiệp Quốc. Khái niệm này ngoài ra cũng quan trọng đối với việc thắt chặt sự đoàn kết của các nước châu Âu.
EU đang trải qua giai đoạn nhiều biến động với hàng loạt chính đảng/tư tưởng cực đoan, dân túy hoặc chủ nghĩa hoài nghi về EU lan rộng.
Là hai trong số các thành viên được xem là đầu tàu, Đức và Pháp cũng đang dẫn đầu các đề xuất cải cách EU.

Lãnh đạo CDU Annegret Kramp-Karrenbauer bên cạnh Thủ tướng Merkel - Ảnh: REUTERS
Tuy vậy bà Merkel lại đang ở thế khó khi đảng CDU suy yếu trong nước, cộng thêm việc người phụ nữ từng được cho là "cứu tinh của châu Âu" này sắp hết nhiệm kỳ vào năm 2021 và không có ý định tái tranh cử.
Tình hình đang khiến sự chú ý tập trung vào Kramp-Karrenbauer, một khi nhắc tới những cải cách lâu dài.
Kramp-Karrenbauer, dần được quen với cái tên vắn tắt AKK, hiện có nhiều bất đồng với Tổng thống Pháp Macron về cải cách EU, nhất là vấn đề xã hội.
-
TTO - Thái tử Samsung Lee Jae Yong bị tòa án cấp cao Seoul tuyên 30 tháng tù vì tội hối lộ để giành sự ủng hộ trong việc kế vị và đảm bảo quyền kiểm soát Samsung trong phiên xét xử lại vụ án hối lộ liên quan cựu Tổng thống Park Geun Hye.
-
TTO - Vào ngày 20-1, thời gian của ông Trump trên cương vị tổng thống Mỹ sẽ chính thức kết thúc, đặt dấu chấm hết cho 4 năm nhiệm kỳ đầy bùng nổ như dự đoán vào ngày đầu tiên ông đặt chân vào Nhà Trắng.
-
TTO - Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho rằng bà Pelosi có lỗi vì không đảm bảo an ninh, để người biểu tình tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6-1. Trong khi trợ lý của bà Pelosi nói ông Graham nên 'nhìn vào gương'.
-
TTO - Các nhóm biểu tình cánh hữu, trong đó một số người mang súng trường, tập trung bên ngoài tòa nhà nghị viện một số bang trên khắp nước Mỹ trong ngày 17-1. Đến nay chưa có vụ đụng độ nào xảy ra.
-
TTO - Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí ví việc thu hồi tài sản tham nhũng như 'bát nước đổ đi rồi không bao giờ lấy lại đủ được', có vụ đối tượng phạm tội hứa trả lại 500 tỉ đồng nhưng sau khi gặp vợ thì lại chối bay chối biến.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận