11/12/2024 15:48 GMT+7

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: 'Vạn Thịnh Phát là vụ việc lớn nhất trong lịch sử thi hành án'

Tại buổi làm việc nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn TP, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đánh giá vụ án Vạn Thịnh Phát là vụ việc lớn nhất trong lịch sử thi hành án.

Thứ trưởng Bộ Tư Pháp: 'Vạn Thịnh Phát là vụ việc lớn nhất trong lịch sử thi hành án' - Ảnh 1.

Bà Trương Mỹ Lan tại một phiên tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Chiều 11-12 tại TP.HCM, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc nâng cao hiệu quả phối hợp công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác tư pháp và thi hành án dân sự trên địa bàn TP.

Buổi làm việc do Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đồng chủ trì.

Vụ Vạn Thịnh Phát chiếm 1/3 tổng số tiền phải thi hành án năm 2024

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đánh giá vụ án Vạn Thịnh Phát là vụ việc lớn nhất trong lịch sử thi hành án.

Đối với giai đoạn 1, bản án tuyên bà Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho SCB số tiền hơn 673.000 tỉ đồng và giao cho Ngân hàng SCB tiếp tục quản lý và xử lý đối với 1.121 mã tài sản để đảm bảo cho 1.243 khoản vay.

Trong đó, cơ quan thi hành án TP.HCM phải tổ chức thi hành số tiền 22.742 tỉ đồng, tài sản mà cơ quan thi hành án dân sự phải xử lý là 1.084 bất động sản, hơn 1 tỉ cổ phần và các tài khoản đã phong tỏa để đảm bảo thi hành án.

Đối với giai đoạn 2, tổng nghĩa vụ phải thi hành là 31.139 tỉ đồng và bồi thường cho số người được thi hành án lên tới 43.000 người.

Như vậy, tổng số tiền cả hai giai đoạn mà cơ quan thi hành án TP.HCM phải tổ chức thi hành là trên 50.000 tỉ đồng, bằng 1/3 tổng số tiền cơ quan thi hành án phải thi hành trong năm 2024. Khối lượng công việc và giá trị tài sản khổng lồ là một thách thức rất lớn cho công tác thi hành án dân sự.

Theo ông Khôi, Bộ Tư pháp cũng đã chủ động chỉ đạo cơ quan thi hành án phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, tòa án nhân dân các cấp và viện kiểm sát để rà soát và tiếp nhận các vật chứng, tài sản, rà soát về mặt kỹ thuật để đảm bảo chính xác theo phán quyết của tòa, tránh phải giải thích lại, bổ sung hồ sơ trong các giai đoạn thi hành án nhằm đảm bảo kịp thời.

Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng đã nghiên cứu, xác định các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật để khi tổ chức thi hành từ khâu thụ lý, ra quyết định thi hành án đến khâu thông báo thi hành án, thỏa thuận thi hành án, thanh toán tiền thi hành án.

Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp cũng đã báo cáo xin chủ trương và cũng được Ban Chỉ đạo Trung ương và Thủ tướng Chính phủ đồng ý về việc thành lập Ban chỉ đạo liên ngành để tổ chức thi hành và thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong vụ án.

Thứ trưởng Bộ Tư Pháp: 'Vạn Thịnh Phát là vụ việc nhất trong lịch sử thi hành án' - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi tại buổi làm việc - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Tài sản 'sạch' phải sớm xử lý để thi hành án

Về phía cơ quan quản lý, lãnh đạo Bộ Tư pháp cho biết Bộ Tư pháp và Tổng cục Thi hành án cũng đã tăng cường nguồn lực cho Cục Thi hành án dân sự TP như cấp bổ sung kinh phí, tăng chỉ tiêu chấp hành viên, dự kiến sẽ tổ chức thi tuyển, điều thêm biên chế từ các chi cục về cho Cục Thi hành án dân sự TP.

Về khó khăn, ông Khôi dự báo rằng hiện nay khối lượng bất động sản phải xử lý đặc biệt lớn và nằm hầu ở hết các quận, huyện của TP. Ví dụ như ở quận 1 là 144 tài sản, quận 3 là 291 tài sản, ở Nhà Bè là 518 tài sản và đồng thời rải rác ở các quận, huyện đều có tài sản xử lý, chủng loại bất động sản thì rất đa dạng và phức tạp. Hồ sơ pháp lý các dự án tài sản lớn chưa đầy đủ...

Khi bản án giai đoạn 2 có hiệu lực thi hành, 43.000 người mua trái phiếu được thi hành án có thể phát sinh các điểm nóng. Ông Khôi kiến nghị Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy cũng như Ủy ban nhân dân thành phố đặc biệt quan tâm chỉ đạo kịp thời đối với việc tổ chức thi hành án này, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc pháp lý.

Ban Chỉ đạo TP đã chỉ đạo và cố gắng hoàn thành trước ngày 31-12 để cơ quan thi hành án có thể xử lý ngay những tài sản không có vướng mắc, kịp thời giải tỏa, tháo dỡ đối với các trường hợp bị lấn chiếm, xây dựng trái phép để bàn giao mặt bằng, cố gắng rà soát nhanh những tài sản nào mà sạch, đủ điều kiện thì phải đưa vào xử lý sớm, để khi có nguồn tiền thì cơ quan thi hành án chi trả.

Thứ trưởng Bộ Tư Pháp: 'Vạn Thịnh Phát là vụ việc nhất trong lịch sử thi hành án' - Ảnh 3.Vì sao tỉ lệ thi hành án dân sự tại TP.HCM chỉ đạt khoảng 70%?

Cử tri cho rằng TP.HCM có số lượng án dân sự phải thi hành cao nhất cả nước, nhưng tỉ lệ thi hành án xong chỉ đạt khoảng 70% hằng năm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên