Read this on Tuoitrenews.vnMột cái chết phi lý
Phóng to |
Một búi dây cáp thòng xuống mặt đường Trần Huy Liệu, P.12, Q.Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Một đoạn dây cáp dài hơn 200m trên đường Trần Văn Đang, P.11, Q.3, TP.HCM sà xuống ngang đầu người đi đường (ảnh chụp chiều 27-4) - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Từng bó dây điện, dây cáp điện thoại treo lơ lửng trên đầu người ở đường Cầu Diễn, Hà Nội - Ảnh: Tiến Thành |
Một cột điện như cột “dây leo” tại ngã ba Ngọc Khánh và Giảng Võ (Hà Nội). Tấm biển báo giao thông cấm rẽ trái treo trên cột cũng bị che khuất - Ảnh: Hải Luận |
Dây cáp bung tứ tung trên đường Nguyễn Kiệm, Q.Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: Thuận thắng |
Ngày 27-4, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVN HCMC) cho biết theo quy định, các công ty điện lực trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ cho thuê trụ, việc quản lý dây cáp là của đơn vị viễn thông. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty điện lực thấy hoặc nhận được thông tin về sự cố dây cáp rớt từ trụ điện của mình thì phải có trách nhiệm bó gọn để đảm bảo an toàn cho người dân trước. Sau đó sẽ phối hợp với các nhà mạng liên quan để xử lý tiếp.
EVN HCMC cho biết thêm thực tế hằng năm các công ty điện lực cũng phải có kế hoạch thực hiện việc chỉnh trang, bó buộc các đường dây nằm trên trụ điện của mình.
Theo quyết định số 18/QĐ-EVN ban hành ngày 11-1-2010 về việc quy định treo cáp viễn thông trên trụ điện của EVN, các nhà mạng khi muốn sử dụng trụ điện của điện lực để treo cáp thì phải ký hợp đồng với công ty điện lực quản lý trụ điện đó.
Đồng thời, mỗi khi đơn vị viễn thông cần thực hiện công tác trên trụ điện phải đăng ký lịch công tác với phía công ty điện lực quản lý để giám sát. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp nhân viên của các bên viễn thông thực hiện nhưng bỏ qua giai đoạn đăng ký này - EVN HCMC cho biết.
Một đơn vị viễn thông cho biết đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện bó gọn đường dây trên trụ điện phải bảo đảm quy chuẩn về độ cao để tránh trường hợp bó cáp quá thấp khiến xe tải lớn đi qua bị vướng làm đứt dây.
Vì vậy, khi xác định nguyên nhân chính xác gây ra tai nạn do vướng dây cáp, phải lưu ý cả nguyên nhân cáp bị đứt chứ không chỉ tìm đơn vị chủ quản của sợi dây gây tai nạn.
Tình trạng dây cáp treo lơ lửng trên đầu người dân cũng tồn tại ở Hà Nội. Theo kế hoạch của Sở Xây dựng Hà Nội, tiếp theo 29 tuyến phố đã thực hiện việc hạ ngầm cáp viễn thông trong năm 2010, năm 2011 TP Hà Nội sẽ tiếp tục hạ ngầm, sắp xếp đường dây và cáp đi nổi trên địa bàn 15 tuyến phố thuộc các quận nội thành.
Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết về lâu dài, trong kế hoạch năm năm tới (2011-2015), Hà Nội sẽ hạ ngầm, sắp xếp đường dây và cáp đi nổi trên tổng số 312 tuyến. Trong đó có 49 tuyến được hạ ngầm toàn bộ, 63 tuyến chỉ hạ ngầm dây thông tin và 200 tuyến sẽ thực hiện sắp xếp đường dây đi nổi.
Giám đốc Sở Thông tin - truyền thông Hà Nội Phạm Quốc Bản cho biết việc hạ ngầm hiện nay mới chỉ là kết quả bước đầu. Sở Thông tin - truyền thông sẽ tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông, đài truyền hình phải chủ động rà soát và gỡ bỏ các dây cáp không sử dụng.
“Hà Nội sẽ tiếp tục tục hạ ngầm cáp viễn thông trên tất cả tuyến phố chính thuộc các quận nội thành, đảm bảo mục tiêu đến năm 2015 về cơ bản Hà Nội sẽ trở thành TP không dây” - ông Bản nói.
Làm điện giật chết người, phạt 200.000 USD Tháng 2-2011, Cơ quan Quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Mỹ (OSHA) tuyên bố mức phạt lên đến 200.000 USD đối với Công ty năng lượng Trung Bắc tại Grantsburg, bang Wisconsin, sau khi một nhân viên của công ty bị điện giật chết. Theo AP, nhân viên nối dây Glenn Charles Parker thiệt mạng hồi tháng 8-2010 khi chạm vào một đường dây 7.200V. Trong án phạt, OSHA cho biết công ty năng lượng đã thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên, như trang bị dụng cụ bảo hộ chân tay. Công ty này cũng bị cáo buộc thiếu cung cấp chỉ dẫn an toàn cần thiết và các sai phạm nguyên tắc khác. Cũng trong tháng 2-2011, nhà tổ chức chương trình từ thiện Kington Horse Show tại Anh phải chịu phạt 10.000 bảng Anh liên quan đến cái chết đáng tiếc của một người tham gia triển lãm. Ông Edward Mervyn Allen, 59 tuổi, thiệt mạng khi thiết bị ông chở trên xe tải chạm vào đường dây cao thế trong sân trưng bày. “Có nhiều biện pháp đơn giản có thể được áp dụng để tránh tai nạn và họ (nhà tổ chức) nên khuyến cáo người tham gia về đường dây điện” - ông Mark Balysz, thành viên hội đồng hạt Herefordshire, nói trên BBC. Phải có người chịu trách nhiệm 57 là số phản hồi về các bài viết xung quanh cái chết của ông Lý Văn vì vướng dây cáp viễn thông ở Q.5, TP.HCM. Bạn đọc yêu cầu các cơ quan chức năng phải có câu trả lời về trách nhiệm. * Với hệ thống dây điện, dây cáp chằng chịt, những tai nạn thương tâm như thế này xảy ra là vấn đề thời gian. Hiếm tìm được con đường nào mà hệ thống dây điện, dây cáp viễn thông gọn gàng, đa số đều rối như mạng nhện. Sự việc này làm tôi nhớ đến tai nạn điện rò rỉ giật chết một em bé trong buồng máy ATM cách đây hơn một năm và đặt ra câu hỏi: trách nhiệm thuộc về ai? Khi tai nạn xảy ra thì các công ty sẽ đùn đẩy, né tránh nhau rồi cuối cùng mọi chuyện kết thúc bằng việc xin lỗi gia đình nạn nhân, bồi thường thiệt hại bằng tiền bạc. Tôi mong sự việc này sẽ không có “kịch bản” kiểu như vậy. Cần có một hay một nhóm người cụ thể chịu trách nhiệm về tính mạng của nhân dân, không chỉ ở trường hợp của nạn nhân Lý Văn mà các trường hợp tai nạn khác liên quan đến công trình điện, đường... * Những ai từng hư điện thoại và đường truyền ADSL đều biết khi điện thoại hư và báo nhà cung cấp, họ cho người đến kiểm tra và sửa. Nhưng khi tôi kiểm tra lại thì phát hiện họ kéo một đường dây khác, dây cũ họ cắt ngay gần cột điện trước nhà tôi rồi bỏ. Trong khi đáng lý ra họ phải cắt ở trạm cách xa nhà tôi cả trăm mét. Lúc đó tôi mới hiểu tại sao đường phố nhiều mạng nhện như thế, các bạn để ý góc ngã tư sẽ rõ dây nhợ đứt lung tung. Đã đến lúc Nhà nước phải ra luật bắt đơn vị khi thay dây mới phải thu hồi dây cũ. * Xót xa không chỉ cho gia đình nạn nhân mà còn xót cho cả triệu con người đang ở dưới lưỡi hái tử thần. Bây giờ mà kiện thì một số câu hỏi sẽ được đặt ra: Kiện ai? Cọng cáp, người sửa cáp hay “ông chủ” của cọng cáp? Ai kiện? Kiện để làm gì khi mạng người không còn nữa? |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận