Công nhân một công ty tại quận 12, TP.HCM chờ chực để nhận lương khi công ty gặp khó khăn và trả lương trễ hạn cho người lao động - Ảnh: VŨ THỦY
Theo ông Tấn, đây chủ yếu là lao động thuộc các ngành du lịch, lưu trú, vận tải, ngành công nghiệp xây dựng, dệt may, da giày do các công ty rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng, thiếu nguyên liệu sản xuất…
Trước đó, trong tháng 6 và 7 đã có khoảng 54.000 lao động của gần 2.000 doanh nghiệp bị cắt giảm, tháng 3-5 có khoảng 327.000 người lao động bị cắt giảm.
Cùng thời điểm, ông Phạm Văn Tài - phó chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Gò Vấp - cũng cho biết Công ty TNHH Huê Phong đóng trên địa bàn quận dự kiến sẽ cắt giảm thêm gần 1.600 lao động vào ngày 30-8. Trước đó công ty này đã trải qua hai đợt cắt giảm (đợt 1 là 2.222 người, đợt 2 là 224 người).
"Liên đoàn Lao động quận đã đăng ký với Bảo hiểm xã hội quận Gò Vấp để mua bảo hiểm y tế hộ gia đình cho 198 nữ công nhân lao động của Công ty Huê Phong đang mang thai có hoàn cảnh khó khăn và dự sinh trong ba tháng 9, 10, 11. Hiện nay doanh nghiệp này còn khoảng 300 người lao động thuộc các cấp quản lý và dự kiến sẽ tạm ngừng sản xuất", ông Tài cho biết.
Ông Lê Minh Tấn cho biết hai tổ công tác đặc biệt do hai phó giám đốc sở nắm trong thời gian qua đã liên tục theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
"Ưu tiên của sở là vận động, kêu gọi doanh nghiệp thực hiện các biện pháp giãn ca, giảm giờ làm để giữ việc làm cho người lao động. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi trả lương cho người lao động trong thời gian khó khăn, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dịch bệnh", ông Tấn nói thêm.
Đối với các trường hợp người lao động mất việc làm không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, sở cũng tăng cường để người lao động nhận được khoản hỗ trợ dành cho lao động mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 từ gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng của Chính phủ.
Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội TP.HCM, tính đến ngày 10-8, cơ quan này đã giải quyết cho 318 doanh nghiệp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, với tổng số lao động là trên 32.370 người.
Tổng số tiền mà các doanh nghiệp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đến ngày 10-8 là trên 391,5 tỉ đồng. Trong số này, có nhiều doanh nghiệp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội trên 2 tỉ đồng, thậm chí có doanh nghiệp được tạm dừng đóng gần 6 tỉ đồng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận