16/04/2020 14:00 GMT+7

Thấy gì từ thị trường mì ăn liền giữa dịch COVID-19

P.Q
P.Q

Trong thời gian dịch bệnh, hạn chế đi ra ngoài, những thực phẩm đóng gói, đông lạnh dễ bảo quản hay có thời gian sử dụng dài hơn… điển hình là mì ăn liền được lựa chọn nhiều.

Thấy gì từ thị trường mì ăn liền giữa dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của COVID-19 đến hành vi người tiêu dùng

COVID-19 không những tác động đến hành vi chung mà còn đến cả việc mua sắm và các kênh ăn uống ngoài. 

Theo một khảo sát từ Nielsen cho thấy hơn 50% người dân đã giảm tần suất ghé thăm các siêu thị, cửa hàng tạp hoá và chợ truyền thống. Đồng thời, giá trị giỏ hàng trên 1 lần mua tăng lên để đáp ứng nhu cầu ở nhà nhiều hơn và hạn chế ra ngoài. Bởi vậy, thực phẩm đóng gói, nước đóng chai, mì ăn liền, thực phẩm đông lạnh trở thành những lựa chọn hàng đầu. 

"Trong đó, tỷ lệ gia tăng tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh hiện nay là 67 %; với thực phẩm đông lạnh là 40%. Nước đóng chai và thực phẩm đóng hộp cũng là những ngành hàng đang có xu hướng tăng", đây là những chia sẻ của chuyên gia Nielsen

Chị Hương (quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết "trong thời điểm cả nước chung tay chống dịch, các dịch vụ ăn uống bên ngoài đều không được hoạt động thì mì ăn liền vốn là thực phẩm quen thuộc lại càng không thể thiếu trong gia đình của chị. 

Thời gian này, chủ yếu các bữa ăn sáng của gia đình chị đều là các món biến từ mì, miến, bún, phở, hủ tiếu… ăn liền với các thực phẩm khác như trứng, thịt bò, thịt heo, hải sản, rau, hành… nên không có cảm giác ngán. 

Hơn nữa, với ưu thế tiện lợi, chế biến nhanh, các con của chị có thể chủ động tự nấu bữa sáng để nhanh chóng ngồi vào học trực tuyến vì hai vợ chồng chị vẫn đang phải chia ca đi làm tại nhà và tại công ty."

Thấy gì từ thị trường mì ăn liền giữa dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Bữa sáng tiện lợi và đầy đủ dinh dưỡng

Ghi nhận tại các siêu thị lớn, đại diện Lotte Mart chia sẻ: "Doanh số mặt hàng mì ăn liền và các loại sợi ăn liền tháng 3-2020 tăng hơn 27% so với giai đoạn tháng 2, và hai thời điểm ghi nhận lượt mua cao nhất là vào ngày 7-3 và 31-3 vừa qua. Số lượng sản phẩm bình quân trong giỏ hàng của người mua tăng lên, tuy nhiên tần suất mua giảm đáng kể".

Thấy gì từ thị trường mì ăn liền giữa dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Mì ăn liền được lựa chọn tại siêu thị

Đại diện Acecook - một doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền lớn của Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam cũng cho hay, tần suất sản xuất mì gói của đơn vị này vẫn luôn tăng mỗi ngày. Do đó, nguồn hàng cung ứng cho người dân Việt trong mùa dịch sẽ luôn dồi dào. 

Cụ thể, doanh thu tháng 3-2020 của Acecook tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời tăng 10% so với giai đoạn tháng 2-2020.

Cũng theo chia sẻ từ đại diện doanh nghiệp này, hiện nay Acecook đã tăng cường sản xuất với mức tăng khoảng 30% để đáp ứng mức tăng của thị trường. Mỗi ngày, doanh nghiệp này có thể sản xuất 400.000 - 450.000 thùng sản phẩm, tương đương 12 triệu - 13 triệu gói.

Thực tế, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Sở Ban ngành ở các địa phương, nhất là những đô thị lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh… đều đã làm việc với các doanh nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm và doanh nghiệp phân phối trên địa bàn để đảm bảo sản xuất và cung ứng đầy đủ cho thị trường, đồng thời cam kết không tăng giá trong vài tháng tới.

Đặc biệt với những mặt hàng thực phẩm có sức tiêu thụ lớn, trong đó có mì ăn liền sẽ luôn được các ngành chức năng bám sát để có những chỉ đạo kịp thời, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, để tất cả chúng ta cùng chung tay vượt qua đại dịch lịch sử của nhân loại.

Mì ăn liền được phát minh vào năm 1958 tại Nhật Bản, xuất phát từ việc rút nước khỏi vắt mì giúp bảo quản trong thời gian dài. Trong công nghiệp hiện đại, các nhà sản xuất đã sử dụng phương pháp chiên, sấy để làm ra mì chiên và mì không chiên.

Sau những quá trình xử lý nhiệt này, mì chiên sẽ có độ ẩm khoảng dưới 3%, còn mì không chiên thì có độ ẩm khoảng dưới 10%. Ở điều kiện môi trường như vậy, vi sinh vật khó có thể tồn tại. Đây chính là lý do mì ăn liền khi đóng gói kín thì có thể bảo quản được ở nhiệt độ thường trong thời gian từ 5-6 tháng.

Đầu tư hàng triệu đô sản xuất mì ăn liền Đầu tư hàng triệu đô sản xuất mì ăn liền

Chúng ta có thể mua một gói mì với giá 3.500 đồng và sử dụng trong vòng 3-5 phút, nhưng việc sản xuất ra mỗi gói mì ấy không hề đơn giản một cách 'ăn liền'.

P.Q
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên