Team leader là gì? – Ảnh: Internet
Team leader là gì?
Để hiểu được định nghĩa team leader, trước tiên ta hãy cùng tìm hiểu: Team là gì? và Leader là gì?
● Team (được hiểu là nhóm): là một đội nhóm gồm từ 2 thành viên trở lên cùng phối hợp làm việc theo kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Mỗi thành viên sẽ nắm giữ vai trò, nhiệm vụ khác nhau, cùng hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc.
● Leader là thuật ngữ dùng để chỉ những người quản lý, nhà lãnh đạo - người định hướng và dẫn dắt hoạt động của một đội nhóm, tập thể, tổ chức,...
Như vậy, có thể hiểu team leader là người lãnh đạo, quản lý trực tiếp một đội nhóm cụ thể. Đây được xem là vị trí quan trọng giúp cả team có thể hoạt động một cách hiệu quả. Leader team sẽ có nhiệm vụ đặt ra mục tiêu, kế hoạch, chỉ đạo triển khai, giám sát và đánh giá hiệu suất công việc. Bên cạnh đó, team leader còn cần gắn kết các thành viên thành một tập thể thống nhất, làm việc hiệu quả vì mục tiêu chung.
Team leader là người đứng đầu một đội nhóm, chịu trách nhiệm quản lý và điều phối công việc - Ảnh: Internet
Team leader đóng vai trò như thế nào?
Team leader đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tổ chức, góp phần vào sự thành công của đội nhóm hay bất kỳ dự án nào. Cụ thể:
● Team leader là người truyền đạt thông tin đến các thành viên trong team: mục tiêu, kế hoạch, chỉ đạo thực hiện.
● Khích lệ, động viên các thành viên trong team làm việc bằng cách đánh giá, khen thưởng hoặc tạo điều kiện để khơi dậy tiềm năng, năng lực làm việc của mỗi cá nhân.
● Không chỉ đứng ở vai trò người giám sát, team leader còn là người hướng dẫn các thành viên. Đồng hành cùng team để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
● Team leader sẽ cần tạo dựng niềm tin, cho các thành viên thấy được năng lực, khả năng lãnh đạo cũng như hỗ trợ team trong quá trình làm việc.
● Team leader đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và nâng cao tinh thần làm việc nhóm.
● Tạo môi trường làm việc thoải mái, năng động, giúp các thành viên phát huy tối đa năng lực bản thân.
● Nhiệm vụ của team leader còn là cân bằng lợi ích của cá nhân với tổ chức.
Mô tả chi tiết công việc team leader
Xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng
Team leader giỏi không chỉ nhờ vào năng lực chuyên môn cao mà còn phải có khả năng quản lý, tìm kiếm nhân tài. Họ cần phải biết cách nhìn người thật chuẩn xác, quan sát và đánh giá năng lực thật cẩn thận để chọn được những ứng viên xuất sắc nhất cho team của mình. Mỗi leader sẽ có những tiêu chí riêng để đánh giá và lựa chọn ứng viên như: năng lực, chuyên môn, kỹ năng, tính cách, định hướng ngắn và dài hạn,...
Team leader giỏi là người biết nhìn người, đánh giá đúng năng lực - Ảnh: Internet
Định hướng, dẫn dắt team đạt được mục tiêu
Team leader được xem là người định hướng, đề ra mục tiêu, phương hướng cũng như xây dựng kế hoạch cho mỗi dự án của team. Họ đồng thời sẽ là người dẫn dắt, đồng hành và hướng dẫn thành viên trong team hoàn thành tốt nhất công việc. Công việc team leader còn gồm cả chịu trách nhiệm về kết quả công việc của team trước các cấp quản lý cao hơn.
Phân công nhiệm vụ, thiết lập KPI và đánh giá
Team leader cũng chịu trách chính trong việc phân công, giao việc cho từng thành viên của team. Để dự án đạt được kết quả tốt nhất không thể chỉ cần sự nỗ lực của một, hai người mà tất cả các thành viên đều phải cùng phối hợp thực hiện vì mục tiêu chung. Chính vì vậy, team leader cần phân chia nhiệm vụ, công việc một cách phù hợp dựa trên khối lượng công việc, thời hạn hoàn thành cũng như năng lực của mỗi người.
Người quản lý team cũng sẽ thực hiện theo dõi, đánh giá kết quả công việc của từng nhân sự dựa trên KPI, sự nỗ lực, thái độ làm việc,... Từ đó đưa ra phương án cải thiện hiệu quả công việc.
Kiểm soát và điều chỉnh hoạt động
Team leader có thể không phải là người trực tiếp tham gia thực hiện từng đầu mục công việc nhưng họ sẽ phải nắm được bao quát toàn bộ tình trạng dự án. Phải có sự kiểm soát, theo dõi chặt chẽ toàn bộ hoạt động của team, các báo cáo số liệu thực tế kết quả hoạt động,... người leader mới có thể đưa ra phương án điều chỉnh kịp thời. Toàn bộ mọi hoạt động đều trong tầm kiểm soát, hướng đến mục tiêu và hạn chế rủi ro.
Gắn kết các thành viên, xây dựng tinh thần đội nhóm
Người leader không chỉ phải có cho mình một "cái đầu lạnh" mà còn cần một "trái tim nóng". Họ chính là người gắn kết tất cả các thành viên để tạo nên một đội nhóm, tập thể vững mạnh. Trong suốt quá trình làm việc không thể không phát sinh những tranh luận hay góp ý. Việc của leader team lúc này là giải quyết những tranh cãi, thống nhất ý kiến của tất cả thành viên để tạo nên sự hòa hợp. Tinh thần đội nhóm có mạnh thì mới có sự phối hợp, hỗ trợ tốt lẫn nhau trong công việc để hoàn thành mục tiêu.
Leader cần là "cầu nối" gắn kết các thành viên trong team, xây dựng tinh thần tập thể vững mạnh - Ảnh: Internet
Kết nối nhân viên với các cấp quản lý
Team leader sẽ là cầu nối giữa nhân viên trong công ty và các cấp quản lý cao hơn. Chính vì vậy, người quản lý team sẽ đại diện cho mỗi bên để truyền đạt lại yêu cầu, tâm tư, nguyện vọng... với bên còn lại. Từ đó đưa ra những phương án để xây dựng và cải thiện mối quan hệ giữa các cấp, mang đến hiệu quả cao trong công việc.
(còn tiếp)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận