22/10/2019 18:52 GMT+7

Tăng vận tốc đường sắt Bắc - Nam lên 90km/h

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nêu tại báo cáo gửi Quốc hội liên quan đến việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt.

Tăng vận tốc đường sắt Bắc - Nam lên 90km/h - Ảnh 1.

Tới đây, ngành giao thông sẽ từng bước xoá bỏ các điểm giao cắt với đường sắt. Trong ảnh, một người dân băng qua đường sắt tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt khi tàu hoả đang đến gần - Ảnh: NGỌC HIỂN

Theo Chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã phê duyệt, trong giai đoạn 2020, các tuyến đường sắt sẽ được cải tạo, nâng cấp. 

Cụ thể, tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường sắt hiện có, trong đó ưu tiên nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam để đạt tốc độ 50 - 60 km/h đối với tàu hàng và 80 - 90 km/h đối với tàu khách, đồng thời từng bước xóa bỏ các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt, đầu tư xây dựng nút giao tại các điểm giao cắt có lưu lượng giao thông lớn.

Đối với đường sắt xây dựng mới, Bộ GTVT nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Sài Gòn. 

Nghiên cứu phương án xây dựng mới các tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Biên Hòa - Vũng Tàu, Sài Gòn - Cần Thơ… phù hợp với quy hoạch và khả năng huy động vốn.

Trong giai đoạn từ 2020-2030, triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 - 200 km/h) đường đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h trong tương lai.

Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1.435 mm trên trục Bắc - Nam; sau năm 2050 triển khai tổ chức khai thác tốc độ cao tốc 350 km/h; hiện đại hóa mạng lưới đường sắt hiện có đáp ứng chủ yếu về nhu cầu vận tải hành khách địa phương và hàng hóa; hoàn thành việc xây dựng đường sắt Tây Nguyên, đường sắt xuyên Á, đường sắt kết nối các khu công nghiệp, cảng biển lớn.

Theo số liệu thống kê kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, nguồn vốn đầu tư dành cho phát triển kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường sắt là 9.948 tỉ đồng trong tổng số 246.504 tỉ đồng vốn được giao qua Bộ Giao thông vận tải. 

Đồng thời, nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm dành cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt bình quân khoảng 1.753 tỉ đồng/năm. 

Tàu lửa bóp còi vẫn 'hiên ngang' băng qua Tàu lửa bóp còi vẫn "hiên ngang" băng qua

TT - Tại vị trí vừa xảy ra tai nạn đường sắt nghiêm trọng đêm 10-3 ở Quảng Trị, những mối nguy hiểm chết người vẫn còn đó.

NGỌC HIỂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên