
Ảnh minh hoạ: QUANG ĐỊNH
Tay nội run run, mắt thì nhìn xa xăm. Đó là Huân chương Kháng chiến - cả một đời nội gom góp từ những năm tháng chiến đấu giữa rừng sâu nước độc mà nội luôn xem như báu vật.
Nội tôi là lính trong tổ chế tạo vũ khí, cái nghề "nổ cái là không còn mảnh nào đem về quê chôn". Nội kể, hồi đó đóng chốt ở mé rừng, mấy anh em chỉ có vài cuốn sổ tay kỹ thuật cũ, cộng với chút kiến thức "học lóm" từ ông thầy quân giới cũ, vậy mà cũng tự mày mò làm ra được mìn gài từ lon sữa bò, lựu đạn, đạn dược, cả súng kíp, bom xăng tự chế cho mấy chiến sĩ ngoài chiến tuyến.
Tôi còn nhớ mài mại theo lời nội kể, nội cùng nhiều đồng đội từ miền Nam tập kết ra Bắc để học cách chế tạo, bảo quản và vận chuyển vũ khí - từ tháo lắp đạn cối, thuốc nổ cho tới cách làm ngòi nổ bằng cơ chế chạm nổ thủ công. Sau này, tiểu đội lại hành quân dọc Trường Sơn, trở về miền Nam với vai trò kỹ thuật viên quân giới.
Có lần gặp bom, cả tổ nháo nhào, nội vừa kịp hô "Chạy!" là tiếng nổ đã rền vang trời đất. Cả khu lán bay lên như rơm rạ. Nội thoát chết, nhưng kể từ bữa đó, một bên tai nội không còn nghe được nữa, chỉ toàn tiếng ù ù như sóng biển vỗ hoài không dứt. Vậy mà đau đớn nhất không phải cái tai bị điếc, mà là người đồng đội chạy không kịp xuống hầm trú ẩn.
"Lúc đó mà nội nhanh hơn một chút, hét lớn hơn chút nữa thì có khi cứu được thằng Tư. Xác nó cách hầm có vài bước chân..." - nội dằn vặt hoài. Cái điếc của tai, nội chịu được. Chớ cái áy náy trong lòng, mấy chục năm rồi vẫn không nguôi.
Còn bà tôi, người đàn bà miền Tây rặc, quê tận miệt Vĩnh Long, nước da bánh mật, đôi má tròn phúng phính, cặp mắt đen láy như trái chùm ruột chín. Bà là "chị nuôi" của tiểu đội đặc công, chăm sóc lính như anh em ruột.
Hai người gặp nhau trong một chiều bưng biền, lúc bà đang nấu cơm còn nội thì xin nhờ hòn than nhóm lửa. Nội nói vui: "Thấy bả xinh xắn mà can đảm, ưng nhất là nụ cười giòn tan với làn da bánh mật nên nội quyết phải cưới bả cho bằng được".
Cưới xong, hai người đẻ liền tù tì ba người con, đặt tên theo câu "Trường Kỳ Kháng Chiến Nhất Định Thắng Lợi". Trường, Kỳ rồi tới ba tôi định đặt tên là Thắng hay Lợi cho trọn câu, nhưng lúc ba tôi ra đời, bà đổi tên lại là Hùng - trong cụm "chiến đấu anh hùng". Nội mong "lỡ chiến tranh còn dài, con trai út cũng mạnh mẽ nối bước anh hai với ba mà tiếp tục chiến đấu".
Bác Trường, con cả của nội, mới mười sáu tuổi đã xin theo nội tham gia kháng chiến. Vậy là một mình nội tôi vò võ nuôi hai đứa con nhỏ rau cháo qua ngày, vừa lo vừa chờ tin từ chồng và con lớn.
Rồi đến ngày 30-4-1975, ba tôi kể lại: "Cả xóm như vỡ òa, người khóc, người cười, có người xỉu luôn tại chỗ vì mừng quá. Nội với bác Trường lần lượt trở về, quần áo bạc màu, người gầy và đen như gỗ lũa, chỉ có hàm răng đen đen vì khói thuốc trưng ra mừng rơn khi thấy bà và hai anh em chạy ra đón".
Ông bà nội tôi đã không còn. Năm nay, 50 năm hòa bình. Tôi mở lại hộp gỗ cũ, thấy tấm huân chương nằm im như đang ngủ. Tôi đem nó ra hiên, ngồi chùi y chang hồi nhỏ thấy nội hay làm. Mắt cay mà tim ấm lạ kỳ. Trong tiếng gió lao xao, như thể nghe nội cười: "Cháu nội lớn rồi ha. Tụi bây ráng giữ lấy hòa bình - thứ mà người ta từng đốt cả tuổi xuân để đổi về".
Bữa đó, bà tôi đứng ngoài sân, thấy bóng nội đi tới là nhào ra ôm chầm lấy, cứ khóc mà không nói được tiếng nào. Cả nhà lần đầu tiên đủ mặt từ ngày chiến tranh.
Cảm ơn bạn đọc gửi bài dự thi Kể chuyện hòa bình
Nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình (báo Tuổi Trẻ tổ chức, Tập đoàn Cao su Việt Nam đồng hành, diễn ra từ 10-3 đến 15-4) để bạn đọc gửi đến những câu chuyện xúc động, khó phai của từng gia đình, từng con người cũng như tâm tư về ngày thống nhất 30-4-1975, về 50 năm hòa bình.
Cuộc thi dành cho tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.
Kể chuyện hòa bình nhận bài viết tối đa 1.200 chữ bằng tiếng Việt, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi đến email hoabinh@tuoitre.com.vn. Chỉ nhận bài qua email, không nhận qua đường bưu điện để tránh thất lạc.
Bài dự thi chất lượng sẽ được lựa chọn đăng trên các sản phẩm của Tuổi Trẻ, được nhận nhuận bút và các bài qua vòng sơ khảo sẽ được in thành sách (sách không trả nhuận bút - không bán). Bài dự thi phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết nào khác và chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
Tác giả gửi bài chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết, ảnh và video dự thi, không nhận ảnh video minh họa lấy từ trên mạng xã hội không có bản quyền. Tác giả phải ghi địa chỉ, điện thoại, email, số tài khoản, số căn cước công dân để ban tổ chức liên lạc, gửi nhuận bút hoặc giải thưởng.

Tính đến hết ngày 12-4, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được 530 bài dự thi của bạn đọc.
Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình
Ban giám khảo gồm các nhà báo, nhà văn hóa tên tuổi cùng đại diện báo Tuổi Trẻ sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.
Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.
Giải thưởng Kể chuyện hòa bình
- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.
- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.
- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.
- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.
- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.
Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.
Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.
Ban tổ chức
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận