08/04/2023 16:08 GMT+7

Tái chế rác thải thành những bộ trang phục sắc màu

Thay vì kết thúc vòng đời ở bãi rác hay trong lò đốt, nhiều loại vải đã được Cholpon Alamanova, nhà hoạt động môi trường ở Kyrgyzstan, tái chế và biến tấu thành những bộ quần áo, phụ kiện đẹp mắt.

Tái chế rác thải thành những bộ trang phục sắc màu - Ảnh 1.

Cholpon Alamanova, nhà hoạt động môi trường kiêm nghệ sĩ ở Kyrgyzstan, chụp ảnh tại xưởng sản xuất đồ tái chế của cô ở thủ đô Bishkek, Kyrgyzstan hồi cuối tháng 3-2023 - Ảnh: Reuters

Đây là cách Alamanova thực hiện nhằm giúp giảm phần nào lượng khói bụi ô nhiễm khiến thành phố nơi cô sống vô cùng ngột ngạt.

May mặc là ngành công nghiệp chủ lực tại quốc gia Trung Á 7 triệu dân này. Thế nhưng, các doanh nghiệp sản xuất trong ngành thường vứt phế liệu ở các bãi rác tại ngoại ô thủ đô Bishkek để đốt hay để người khác nhặt về làm vật liệu sưởi ấm.

Tái chế rác thải thành những bộ trang phục sắc màu - Ảnh 2.

Người đàn ông lục tìm đồ tái chế tại bãi rác ở ngoại ô Bishkek, Kyrgyzstan - Ảnh: Reuters

Khói bụi từ các bãi rác khiến chất lượng không khí ở Bishkek tệ hại hơn. Trong khi đó, thủ đô này vốn dĩ nằm trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới, do than được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.

Trước thực trạng trên, Alamanova đã áp dụng kỹ thuật may chắp vá truyền thống gọi là kurak để tái chế vải phế liệu thành những tấm chăn, những bộ trang phục hay phụ kiện đầy sắc màu.

Bằng cách làm này, xưởng sản xuất của cô đã trở thành một phần của xu hướng toàn cầu "trashion". Xu hướng này khuyến khích việc tận dụng những món đồ đã qua sử dụng, bỏ đi và biến chúng thành trang phục, trang sức, và các sản phẩm nghệ thuật.

Tái chế rác thải thành những bộ trang phục sắc màu - Ảnh 3.

Kurak, kỹ thuật may chắp vá truyền thống ở Kyrgyzstan, được áp dụng để tái chế những mẩu vải vụn thành trang phục nhiều màu sắc - Ảnh: Reuters

Alamanova cho hay công việc trên đem lại cảm giác ấm áp và thôi thúc cô tiếp tục thực hiện nó, đồng thời cũng giúp phát huy kỹ thuật truyền thống kurak.

"Mỗi món đồ chúng tôi cùng làm với học trò của mình đều khiến chúng tôi thấy ít ra mình đã góp phần giúp Kyrgyzstan sạch hơn và duy trì sự tinh khiết của đất, nước và bầu không khí" - cô chia sẻ.

Đội ngũ của cô, gồm hơn 80 thành viên là phụ nữ ở độ tuổi từ 25 đến 79, đã xử lý 300 ký vải trong vài tháng. Điều này giúp họ nhận được sự hoan nghênh từ cộng đồng vì đã hành động chống lại ô nhiễm và quảng bá truyền thống kurak.

Các tác phẩm của cô Alamanova và học trò khi được trưng bày tại một buổi trình diễn nghệ thuật ở nước láng giềng Kazakhstan hồi tháng rồi đã truyền cảm hứng cho phụ nữ Kazakh, khi mà một trong những người học trò Kazakh hứa sẽ thực hiện dự án tương tự như thế tại quê hương mình.

Tái chế rác thải cho cuộc sống thêm xanhTái chế rác thải cho cuộc sống thêm xanh

Mỗi ngày trạm thu mua rác thải tái chế Tống Văn Trân (thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM) thu mua khoảng 2,3 tấn rác thải tái chế. Thời gian cao điểm lên đến 5,5 tấn/ngày và dự kiến tăng trong thời gian tới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên