04/12/2024 11:35 GMT+7

Sinh viên ngành quan hệ công chúng tìm hiểu học tập tổ chức sự kiện tại báo Tuổi Trẻ

Sinh viên năm nhất ngành quan hệ công chúng đến báo Tuổi Trẻ tìm hiểu, học tập quy trình và cách thức tổ chức sự kiện.

Sinh viên ngành quan hệ công chúng tìm hiểu học tập tổ chức sự kiện tại báo Tuổi Trẻ - Ảnh 1.

Nhà báo Huy Thọ trao đổi với sinh viên Ngô Mạnh Cường về những thông tin liên quan đến Ngày của phở - Ảnh: T.T.D.

Sáng 4-12, có 50 sinh viên năm nhất ngành quan hệ công chúng thuộc khoa truyền thông sáng tạo Trường đại học Nguyễn Tất Thành (TP.HCM) đã đến báo Tuổi Trẻ tìm hiểu, học tập quy trình và cách thức tổ chức sự kiện.

PGS.TS Vũ Quang Hào - trưởng khoa truyền thông sáng tạo Trường đại học Nguyễn Tất Thành - cho biết hoạt động này nằm trong chuỗi "Press Tour" tham quan, học tập, tìm hiểu thực tế tại các cơ quan truyền thông do khoa tổ chức, được khoa thiết kế cho 700 tân sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện và quan hệ công chúng.

Sinh viên Trường đại học Nguyễn Tất Thành tìm hiểu, học tập tổ chức sự kiện tại báo Tuổi Trẻ

Theo đó, sinh viên được "nhúng" vào thực tế ngay những ngày đầu tiên ở giảng đường đại học, được đến các tòa soạn, cơ quan truyền thông lớn của trung ương và địa phương như VTV, HTV, VOH, báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, báo Đồng Nai...

Sinh viên ngành quan hệ công chúng tìm hiểu học tập tổ chức sự kiện tại báo Tuổi Trẻ - Ảnh 2.

PGS.TS Vũ Quang Hào cho rằng hoạt động nhập môn tại các cơ quan truyền thông giúp sinh viên có cảm xúc mới về nghề nghiệp, giúp học tập tại trường tốt hơn - Ảnh: T.T.D.

"Đây là hoạt động nhập môn, làm quen nghề nghiệp và tìm kiếm cảm xúc mới mẻ về nghề nghiệp cho các bạn sinh viên. Mục tiêu chính là để sinh viên có cơ hội tiếp xúc với nơi mình làm việc trong tương lai, để các bạn có cảm hứng học tập tốt hơn tại trường. 

Sinh viên hiện nay cũng là công chúng gen Z. Các bạn không chỉ đến tham quan học tập, mà còn chia sẻ để cơ quan truyền thông biết được công chúng trẻ cần gì, đóng góp được gì" - ông Hào chia sẻ thêm.

Vừa là sinh viên, vừa là công chúng, Nguyễn Phạm Nam Phong cho rằng buổi tìm hiểu giúp bạn mở rộng góc nhìn về truyền thông, tổ chức sự kiện, học tập kinh nghiệm từ những người đi trước phục vụ công việc sau này. Phong nói bản thân đã tìm hiểu trước ngành quan hệ công chúng và cảm thấy phù hợp với sở thích bay bổng, tự do và mở rộng mối quan hệ của mình.

Sinh viên ngành quan hệ công chúng tìm hiểu học tập tổ chức sự kiện tại báo Tuổi Trẻ - Ảnh 3.

Nhà báo Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - cho biết luôn mở cửa chào đón bạn đọc, sinh viên đến báo Tuổi Trẻ cộng tác học tập - Ảnh: T.T.D.

Chia sẻ với sinh viên, nhà báo Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - cho biết báo Tuổi Trẻ phát triển như hôm nay có sự đóng góp rất lớn của bạn đọc. Nhiều bạn đọc cũng đồng thời là tác giả nhiều bài báo trên Tuổi Trẻ. Do đó báo luôn mở rộng cửa chào đón bạn đọc, sinh viên đến tham quan, học tập và cộng tác, làm việc.

Sinh viên có thể đóng nhiều vai như công chúng, người học tập, cộng tác, làm việc ở báo Tuổi Trẻ. Sự phát triển của công nghệ, xã hội đã làm thay đổi các hoạt động truyền thông, báo chí.

"Tổ chức sự kiện là một trong những hoạt động nổi bật của báo. Nhiều sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế đã được Tuổi Trẻ tổ chức trong và ngoài nước. 

Tuổi Trẻ rất cần các bạn trẻ để đáp ứng yêu cầu của hoạt động báo chí - truyền thông trong thời kỳ mới. Các bạn có thể đóng góp ý tưởng, tham gia các hoạt động đổi mới của Tuổi Trẻ trong tương lai" - ông Trung chia sẻ thêm.

Sinh viên ngành quan hệ công chúng tìm hiểu học tập tổ chức sự kiện tại báo Tuổi Trẻ - Ảnh 4.

Nhà báo Bùi Tiến Dũng - trưởng ban giáo dục, trưởng phòng hợp tác đào tạo báo Tuổi Trẻ - trao đổi với sinh viên, giảng viên Trường đại học Nguyễn Tất Thành - Ảnh: T.T.D.

Trao đổi cụ thể về một sự kiện, nhà báo Cao Huy Thọ - phó giám đốc Trung tâm dịch vụ truyền thông báo Tuổi Trẻ - chia sẻ về sự kiện Ngày của phở mà báo tổ chức trong nhiều năm qua. Sự kiện này không chỉ được tổ chức thường niên ở trong nước mà còn ở nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, thu hút sự tham gia rộng rãi của công chúng.

Ông Thọ chia sẻ về lịch sử món phở và yêu cầu, quy trình tổ chức sự kiện. Sự sáng tạo, ý tưởng mới, am hiểu sâu sắc về chủ đề luôn là yêu cầu quan trọng đầu tiên khi tổ chức sự kiện.

Sinh viên ngành quan hệ công chúng tìm hiểu học tập tổ chức sự kiện tại báo Tuổi Trẻ - Ảnh 5.

Giảng viên và sinh viên Trường đại học Nguyễn Tất Thành đến báo Tuổi Trẻ tìm hiểu hoạt động tổ chức sự kiện - Ảnh: T.T.D.

Sinh viên ngành quan hệ công chúng tìm hiểu học tập tổ chức sự kiện tại báo Tuổi Trẻ - Ảnh 6.

Sinh viên Bùi Nguyễn Thúy Ngân trao đổi về các món phở sau khi nghe nhà báo Huy Thọ nói về việc tổ chức sự kiện Ngày của phở - Ảnh: T.T.D.

Sinh viên quan hệ công chúng tìm hiểu học tập tổ chức sự kiện tại báo Tuổi Trẻ - Ảnh 7.Xây dựng ‘tòa soạn số’ để phục vụ bạn đọc tốt hơn

Làm sao cơ quan báo chí có thể phục vụ hay chăm sóc bạn đọc một cách tận tâm, tận tụy? Theo nhà báo Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, “tòa soạn số" sẽ có những công cụ để giải quyết vấn đề này trong xu thế chuyển đổi số hiện nay.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên