24/05/2024 18:46 GMT+7

Sinh viên năm nhất làm hệ thống bán hàng tự động tích hợp AI

Các sinh viên năm nhất của Viện Công nghệ thông minh và tương tác (Đại học Kinh tế TP.HCM) đã chế tạo máy bán nước tự động theo cảm xúc người mua, máy bán mì tự động, máy bán trà trái cây tự động…

Nhóm sinh viên tạo ra máy bán nước có tích hợp AI phục vụ đồ uống theo tâm trạng - Ảnh: T.T.

Nhóm sinh viên tạo ra máy bán nước có tích hợp AI phục vụ đồ uống theo tâm trạng - Ảnh: T.T.


Tích hợp AI vào trong máy bán hàng tự động, nhóm sinh viên ngành công nghệ logistics đã tạo ra máy bán nước có khả năng lựa chọn đồ uống theo tâm trạng của người mua.

Bạn Đặng Kim Thanh (ngành công nghệ logistics) chia sẻ: "Người dùng có thể chọn độ tuổi, giới tính, sở thích để AI đề xuất những loại nước phù hợp. Hiện tại các loại nước đang được nhóm cài đặt sẵn toping tương ứng, sau này sẽ thêm mục tự chọn để người dùng thỏa thích lựa.

Cơ chế hoạt động của máy dựa vào vi điều khiển, được tích hợp sẵn và sẽ chạy tự động mà không cần thông qua điện thoại hay máy tính. Nhóm cũng mong muốn có thể ứng dụng bản đồ du lịch cho người nước ngoài".

Tích hợp AI vào máy bán hàng tự động 

Làm máy bán mì tự động, nhóm bạn Nghiêm Nhật Minh (ngành robot và trí tuệ nhân tạo) cho biết máy có thể chứa khoảng 30 lít nước dùng để nấu mì.

"Khi thực khách bấm nút chọn món, chỉ trong khoảng 1 phút sẽ có ngay tô mì. Bên trong máy có ổ điện để duy trì nước nóng, thùng chứa nước, các ngăn đựng mì tôm và nguyên liệu.

Hiện máy có 3 lựa chọn mì không, mì xúc xích và mì chả cá. Giá thành chúng tôi ước tính khoảng 10.000 đồng/tô" - bạn Minh nói thêm.

Nhóm sinh viên năm nhất chế tạo máy bán trái cây lắc tự động - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Nhóm sinh viên năm nhất chế tạo máy bán trái cây lắc tự động - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Giải quyết vấn đề nông sản cho bà con nông dân

Bạn Đào Minh Duyên (ngành robot và trí tuệ nhân tạo) cho biết nhóm làm máy bán trái cây lắc, có thể hoạt động xuyên suốt dựa vào nguồn điện.

"Máy bán trái cây lắc của chúng tôi tự động hóa tiết kiệm nhân lực, có tính an toàn thực phẩm được bảo quản trong hệ thống kín. Máy hiện có các nút chọn gia vị, chọn xoài hoặc cóc và bấm trộn.

Tuy nhiên sản phẩm vẫn còn hạn chế về mâm xoay động cơ, nếu quay nhanh cảm biến sẽ không nhạy nên cần khắc phục thêm" - Duyên chia sẻ.

PGS Nguyễn Trường Thịnh - viện trưởng Viện Công nghệ thông minh và tương tác, Đại học Kinh tế TP.HCM - cho biết sau 9 tuần học môn hệ thống tự động hóa, sinh viên đã cho ra những sản phẩm có tính thực tế cao.

"Các bạn sinh viên làm ra những máy phục vụ cho việc giải quyết vấn đề nông sản cho bà con nông dân, nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm và có tính tiện dụng.

Tôi thấy sinh viên có những sản phẩm chế tạo với đa dạng ý tưởng khác nhau. Ngoài ra, việc học theo dự án có thể giúp các bạn giải quyết vấn đề, có tư duy phản biện, biết cách làm việc nhóm khi học tập. Nghiên cứu trong sinh viên còn giúp các bạn năm nhất tiếp cận được với những vấn đề thực tế, theo đuổi đam mê khởi nghiệp" - thầy Thịnh nói thêm. 

Máy bán mì ly tự động, dung tích 30 lít với giá 10.000 đồng/tô - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Máy bán mì ly tự động, dung tích 30 lít với giá 10.000 đồng/tô - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Máy bán trà trái cây tự động của các bạn sinh viên năm nhất Đại học Kinh tế TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Máy bán trà trái cây tự động của các bạn sinh viên năm nhất Đại học Kinh tế TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Sinh viên chế tạo hệ thống tự động chống cháy nổ xe máySinh viên chế tạo hệ thống tự động chống cháy nổ xe máy

Nhận thấy nhiều trường hợp cháy nổ do chập điện xe máy gây thiệt hại nghiêm trọng, hai sinh viên Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã nghiên cứu và chế tạo hệ thống tự động chống cháy nổ xe máy.

 

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên