25/05/2024 10:02 GMT+7

Sinh viên 'đứt gánh giữa trường' vì đâu?

Chuyện sinh viên học đại học (ĐH) bị "đứt gánh giữa đường" như phản ánh của báo Tuổi Trẻ có lẽ không mới trong đào tạo ĐH. Đây là điều bình thường. Vì sao?

Phụ huynh và học sinh tìm hiểu ngành nghề, trường đại học tại chương trình tư vấn “Cùng con chọn trường” do báo Tuổi Trẻ tổ chức vào tháng 4-2024 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Phụ huynh và học sinh tìm hiểu ngành nghề, trường đại học tại chương trình tư vấn “Cùng con chọn trường” do báo Tuổi Trẻ tổ chức vào tháng 4-2024 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Đào tạo ĐH hiện nay đã có những khác biệt rất lớn so với cách đây mười hoặc hai mươi năm. Trước đây, sinh viên trúng tuyển vào ĐH khó khăn hơn rất nhiều do các em học sinh phải tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH và chỉ những em nào đạt điểm chuẩn theo quy định thì mới được vào học ĐH.

Lúc đó, chúng ta đào tạo ĐH theo kiểu "hình ống", tức là đầu vào bao nhiêu sinh viên thì đầu ra cũng có số lượng gần như tương tự, tức là có rất ít sinh viên bị "đứt gánh giữa đường".

Lối đào tạo kiểu hình ống như thế có thể chấp nhận được vì các em học sinh đậu vào ĐH đều đạt được một chuẩn đầu vào có thể nói là khó hơn hiện nay rất nhiều.

Nhưng hiện nay, việc đào tạo ĐH theo kiểu hình ống không thể tiếp tục được nữa, bởi vì những năm gần đây, chúng ta đã không còn siết chặt đầu vào ĐH nữa. Các em học sinh có rất nhiều con đường để vào ĐH nếu muốn.

Lẽ dĩ nhiên, việc mở rộng đầu vào bắt buộc phải thay đổi cách đào tạo đó là phải siết chặt đầu ra chứ không thể theo kiểu vào bao nhiêu thì "ra" bấy nhiêu được. 

Khi siết chặt đầu ra, việc có một tỉ lệ sinh viên nào đó bị buộc thôi học hoặc tự động xin nghỉ học do thấy mình không phù hợp với ngành học hay việc học ĐH là điều hiển nhiên và phải nên như vậy.

Tất nhiên, vẫn có một lượng sinh viên thôi học vì thấy mình không hợp với ngành đã đậu. Điều này có thể lý giải là do hiện nay việc chọn ngành học của nhiều học sinh chủ yếu là dựa vào cái tên của ngành học, cơ hội việc làm sau khi ra trường, chứ ít có em nào chịu khó tìm hiểu cấu trúc chương trình đào tạo của ngành mà mình đăng ký học.

Hơn nữa, việc tìm hiểu cấu trúc chương trình cũng chưa hẳn giúp các em hiểu được phải học như thế nào do nhiều trường hiện nay chỉ công bố tên của các môn học trong chương trình đạo tạo chứ chưa cho biết cách cụ thể nội dung, chuẩn đầu ra của từng môn học.

Vì thế, nếu muốn giúp các em học sinh chọn đúng ngành học hơn trong tương lai, các trường ĐH cần phải công bố thông tin về nội dung chương trình đào tạo của từng ngành học một cách chi tiết hơn và nên có những thông tin lưu ý về những phẩm chất, kỹ năng mà người học cần có cho từng ngành học để các em có sự lựa chọn đúng đắn hơn.

Trường đại học Kiên Giang ứng dụng chương trình và mô hình mới trong đào tạoTrường đại học Kiên Giang ứng dụng chương trình và mô hình mới trong đào tạo

Trường đại học Kiên Giang sẽ tiên phong xây dựng, ứng dụng chương trình và mô hình mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên