Thứ 2, ngày 25 tháng 1 năm 2021
Sau Amazon, thảm họa cháy rừng lan tới... Bắc Cực
TTO - Chưa hết bàng hoàng trước thảm họa cháy rừng ở Amazon, những người yêu thiên nhiên lại thảng thốt trước nạn cháy rừng ở những nơi tưởng chừng 'bất khả xâm phạm' như Bắc Cực.

Cháy rừng ở Bắc Cực đã đạt kỷ lục trong hè vừa qua - Ảnh: REUTERS
Theo thống kê, chỉ riêng ở vùng Siberia, trong mùa hè này có đến hàng trăm vụ cháy, để lại thiệt hại lớn trải dài trên 120 triệu ha.
Tháng 6 vừa qua, hơn 100 vụ hỏa hoạn ở mức nguy hiểm trên những cánh rừng taiga đã được ghi nhận. Nhiệt độ vùng Siberia cao hơn đến 10 độ C so với mức trung bình trong gần 30 năm từ 1981-2010.
Ở Alaska (Mỹ), 400 vụ cháy rừng đã bùng phát chỉ trong tháng 7 vừa qua. Đặc biệt, ngày 6-7, nhiệt độ ở vùng đất cận cực này lên đến 32,2 độ C, phá vỡ kỷ lục từng được ghi nhận ở tiểu bang xa xôi nước Mỹ.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), nhìn chung tổng số vụ cháy và mức độ ảnh hưởng của chúng trong mùa hè này tại các vùng thuộc Bắc Cực là nhiều nhất trong vòng 16 năm qua.

Số vụ cháy ở Bắc Cực được ghi nhận trong ngày 1-8-2019 - Ảnh: BBC
Cháy rừng là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở Bắc Cực vào khoảng tháng 7 và tháng 8 hằng năm, nguyên nhân chủ yếu do sét đánh bắt lửa.
Tuy nhiên theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), năm nay nhiệt độ nóng và khô bất thường trên khắp bắc bán cầu như "châm dầu" vào những ngọn lửa khủng khiếp, khiến thảm họa đến sớm hơn và để lại ảnh hưởng lớn hơn.
"Một nguyên nhân khác là do lượng mưa mùa hè ở Bắc Cực cũng thấp hơn nhiều so với những năm trước" - Mark Parrington, nhà khoa học thuộc Trung tâm Quan sát khí quyển Copernicus của Liên minh châu Âu, cho biết.

Thời tiết khô nóng cũng làm băng Greenland tan kỷ lục - Ảnh: SCIENCE
"Thảm họa" cũng lan đến Greenland (Đan Mạch). Hòn đảo lớn nhất thế giới này đã mất gần 200 tỉ tấn băng chỉ trong tháng 7 vừa qua, theo khảo sát của Viện Khí tượng Đan Mạch.
Đầu tháng 8, các nhà khoa học thông báo vẫn còn đến 56,5% lượng băng ở Greenland đang có dấu hiệu tan chảy trong thời gian tới.

Khói bốc nghi ngút từ các đám cháy rừng taiga - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Thiệt hại nặng để lại là không thể tránh khỏi. Ngoài việc góp phần làm tăng nhiệt độ toàn cầu, nước biển dâng do băng tan, các vụ cháy ở Bắc Cực còn "xả" vào môi trường lượng CO2 cực lớn.
Theo WMO, vùng Bắc Cực thải ra khoảng 50 triệu tấn CO2 trong tháng 6 và 79 triệu tấn trong tháng 7 - gấp đôi lượng khí thải ra môi trường từ tháng 7-2004 ở khu vực này.

Chữa cháy rừng bằng trực thăng - Ảnh: SCIENCE
Trong tương lai, hiện tượng cháy rừng vào mùa hè ở vùng Bắc Cực dự kiến phức tạp hơn khi Trái đất vẫn đang ấm lên.
Do mùa hè nóng, mùa đông ấm dần, các nhà sinh vật học cho biết thực vật sẽ mất dần khả năng chịu lạnh của chúng. Số cây cối chết khô cũng đã tăng dần đều. Ngày càng nhiều khu vực ở Bắc Cực đất đai đã chuyển sang màu xám.
"Rõ ràng biến đổi khí hậu không chừa bất kỳ nơi nào trên Trái đất", Mark Parrington nói.
-
TTO - Phim 'Trạng Tí' có kinh phí 43 tỉ đồng, êkip 500 người, làm hơn 3 năm. Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân và đạo diễn Phan Gia Nhật Linh khẳng định mong ước làm bộ phim điện ảnh hoành tráng cho trẻ em Việt Nam.
-
TTO - Để đảm bảo an ninh, an toàn, thông suốt phục vụ các hoạt động của đại hội, Công an Hà Nội thông báo điều chỉnh thời gian cấm đường và tăng khung giờ trên các tuyến cấm bổ sung.
-
TTO - Tờ báo Mỹ quyết định ngừng hợp đồng với biên tập viên Lauren Wolfe, sau khi người này bình luận về lễ nhậm chức của ông Joe Biden và nói móc chính quyền ông Donald Trump.
-
Khi ôtô đang chạy với tốc độ bình thường qua ngã tư thì xe máy vượt đèn đỏ chạy thẳng rất nhanh và tông mạnh vào ôtô.
-
TTO - Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Cornyn cảnh báo việc luận tội cựu tổng thống Donald Trump sẽ dẫn tới khả năng luận tội các cựu tổng thống Dân chủ, nếu Đảng Cộng hòa giành lại thượng viện sau hai năm nữa.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận