Các khâu ngâm đậu, lau lá chuối đã chuẩn bị từ hôm qua - Ảnh: NGUYỆT NHI
Bánh tét là một món ăn truyền thống không còn xa lạ với nhiều người, nhưng điều đặc biệt đáng nói chính cách mà gia đình của ông Nguyễn Văn Cân nhiều năm nay vẫn thường làm trong dịp giỗ ông bà.
Thay vì đặt bánh để cúng và đãi khách, bà con của ông Cân mang lá chuối, dây lát, đậu, nếp...từ quê lên để gói bánh tét truyền thống.
Bà Tăng Cô (bìa phải) cùng cả nhà dậy từ 5h30 sáng để chuẩn bị gối bánh - Ảnh: NGUYỆT NHI
Bà Dương Thị Tăng Cô (P.2, TX Ngã Năm, Sóc Trăng), em dâu ông Cân, chia sẻ: "Cháu tôi có rất nhiều đứa đi làm công nhân trên Sài Gòn, một năm mới có cơ hội ăn bánh quê một lần. Đây không chỉ là dịp để cúng ông bà mà tôi muốn cho con cháu cùng bà con chung quanh nhớ và biết tới hương vị quê nhà."
Hết buổi sáng gói bánh, 100 đòn bánh được hoàn thành và cho vào nồi nước sôi được bắc từ ba viên gạch trước đó. Phải mất 8 tiếng để bánh chín, rồi lại phải đợi bánh ráo…
Khi phố phường rộn rã thì có một căn nhà nhỏ ở Q.12 thơm nức mùi lá của bánh tét nóng hổi. Những đứa trẻ thích thú khi lại được ăn bánh quê.
Nếp trộn với đậu để gói bánh tét nhân chuối - Ảnh: NGUYỆT NHI
Nếp, đậu xanh, mỡ là ba nguyên liệu chính của bánh tét nhân mỡ - Ảnh: NGUYỆT NHI
Bánh đang được bó gói lại thành hình trụ - Ảnh: NGUYỆT NHI
Anh Đặng Minh Sang, cháu ông Sáu, làm công nhân ở Bình Dương hôm nay được nghỉ làm nên qua nhà phụ cột bánh - Ảnh: NGUYỆT NHI
Cột bánh phải thật đều tay, không quá lỏng cũng không được quá chặt nếu muốn bánh dẻ và đẹp khi ra lò - Ảnh: NGUYỆT NHI
Bánh vừa được cột xong chờ để nấu - Ảnh: NGUYỆT NHI
Bánh được cột một quai là nhân mỡ, cột hai quai là nhân chuối - Ảnh: NGUYỆT NHI
Nồi bánh phải được canh lửa và nước cho thật vừa phải - Ảnh: NGUYỆT NHI
Bà Tăng Cô (bìa phải) cùng các cháu gái vớt bánh ra lò - Ảnh: NGUYỆT NHI
Bánh vớt xong phải được treo lên để giữ hình dáng đẹp cho bánh - Ảnh: NGUYỆT NHI
Thành phẩm bánh tét nhân chuối và nhân mỡ - Ảnh: NGUYỆT NHI
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận