01/11/2018 11:37 GMT+7

Rộng cửa tương tác với người tiêu dùng Việt

QUỲNH KHÔI
QUỲNH KHÔI

TTO - Đặt mục tiêu kết nối doanh nghiệp tạo hệ sinh thái kinh doanh cùng phát triển sản xuất, phân phối hàng VN có thương hiệu cạnh tranh trong và ngoài nước, hệ thống phân phối hiện đại trong nước đứng trước nhiều cơ hội cũng như cạnh tranh khốc liệ

Thách thức càng đến nhiều hơn với doanh nghiệp nào lựa chọn hàng Việt làm mặt hàng chủ đạo trong hệ thống phân phối của mình, một khi xu hướng tiêu dùng ngày càng phân hóa rõ rệt trong phân khúc bán lẻ ngày càng đa dạng về thị hiếu lựa chọn.

Rộng cửa kết nối

Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, mặt hàng trứng tươi gia cầm, ông Nguyễn Đình Thái - Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho biết khi mặt hàng của công ty ông ngày một "nở nồi" hiện diện ở gần 200 cửa hàng CoopFood, cũng như chưa tính ở hàng loạt hệ thống siêu thị Co.opmart của Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), thì "Vĩnh Thành Đạt và hệ thống Co.opmart cũng đã có một thời gian khá dài đồng hành cùng nhau, với nhiều hỗ trợ của cả đôi bên nhằm thực hiện mục tiêu phục vụ người tiêu dùng ở mức tốt nhất".

Rộng cửa tương tác với người tiêu dùng Việt - Ảnh 1.

Người dân mua sắm tại siêu thị Co.opmart Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo ông Thái, không chỉ tạo điều kiện cho Vĩnh Thành Đạt tiếp cận được tốt nhất với người tiêu dùng thông qua các hoạt động giảm giá trực tiếp, kích sức mua trong những lúc thấp điểm, việc nhà phân phối nội địa này luôn chủ động phối hợp cùng doanh nghiệp thực hiện các chương trình mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng được ông đánh giá cao.

“Chiến lược phát triển đòi hỏi chúng tôi liên tục cải tiến không chỉ về mặt tư duy mà còn cả phương thức hoạt động. Luôn “làm mới” mình chính là yếu tố then chốt giúp người tiêu dùng tìm đến chúng tôi như một sự đồng cảm trên con đường phát triển hàng Việt, như một nhà tiên phong mà chúng tôi đã lựa chọn"

Ông Nguyễn Anh Đức - Phó Tổng giám đốc thường trực Saigon Co.op

Còn bà Võ Phương Thủy - Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp, cho hay chỉ tính riêng hệ thống Co.opmart có mặt tại tỉnh, bình quân hàng tháng doanh số đưa vào Co.opmart Cao Lãnh và Sa Đéc khoảng hơn 600 triệu đồng/tháng cho các loại trái cây, sản phẩm chế biến từ bột.

Còn nếu tính tổng nhiều sản phẩm và chủng loại mặt hàng khác nhau, giá trị hàng hóa đưa vào tiêu thụ tại hệ thống phân phối hiện đại lớn nhất của tỉnh ước bình quân 10 tỉ đồng/tháng. Đây cũng là một trong những kênh phân phối giải quyết đầu ra cho nhiều đặc sản địa phương được tiếp cận sâu hơn với người tiêu dùng cả nước.

Rộng cửa tương tác với người tiêu dùng Việt - Ảnh 3.

Trong khi đó, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương), cho biết với các mục tiêu đặt ra cho đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người VN ưu tiên dùng hàng VN", thì đến năm 2020 việc tăng thị phần hàng VN có thế mạnh tại các kênh phân phối lên trên 80% và 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai trên địa đàn chương trình xây dựng điểm bán hàng VN cố định, bền vững với tên gọi "Tự hào hàng Việt" dần hiện thực hóa.

Và góp phần không nhỏ cho mục tiêu trên, theo ông Đông, hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại gần như "góp công" không nhỏ cho con đường chinh phục hàng Việt đến với người tiêu dùng như hiện nay.

Linh hoạt mô hình kinh doanh

Theo ông Nguyễn Anh Đức - Phó tổng giám đốc thường trực Saigon Co.op, để việc "phủ sóng" của Saigon Co.op được đi vào thực chất, nếu chỉ tính riêng tại TP.HCM, kế hoạch liên kết chuỗi tiêu thụ thông qua các chương trình hợp tác, liên kết giữa Saigon Co.op và các tỉnh thông qua hệ thống kênh phân phối đã đi vào chiều sâu, đạt nhiều hiệu quả thiết thực.

Thậm chí, các chương trình bình ổn mà Saigon Co.op tham gia, khi đến tay người tiêu dùng, đều có đóng góp không nhỏ của các hệ thống phân phối hiện đại, góp phần phát triển mạng lưới thu mua, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm cho nhiều địa phương.

Thừa nhận trong hơn 22 năm phát triển trải qua không ít thăng trầm lẫn khắc nghiệt của thị trường, ông Đức cho rằng việc Co.opmart đã xây dựng thành công mô hình siêu thị thuần Việt, cung cấp hàng hóa thiết yếu có xuất xứ rõ ràng, chất lượng bảo đảm và giá hợp lý "là điểm son mà Saigon Co.op có quyền tự hào", nhất là khi chuỗi hệ thống Co.opmart hiện vẫn là đơn vị tiên phong phân phối, gắn kết hỗ trợ cho sản xuất trong nước, đồng hành cùng doanh nghiệp Việt thông qua chính sách ưu tiên hàng Việt.

Không những vậy, với lợi thế sở hữu đội ngũ marketing hiểu tâm lý người tiêu dùng Việt, am tường thị trường bán lẻ trong nước cùng tập quán mua sắm, thị hiếu khách hàng, ông Đức kỳ vọng Saigon Co.op không chỉ hoàn thành mục tiêu là nhà phân phối có nhiều điểm bán nhiều nhất ở thị trường nội địa, mà còn là sự lựa chọn tin cậy của người dân, doanh nghiệp trên con đường đồng hành, đưa hàng Việt phát triển lên tầm cao mới.

QUỲNH KHÔI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên