Thứ 5, ngày 15 tháng 4 năm 2021
Quốc hội Hà Lan cáo buộc 'diệt chủng' ở Trung Quốc, Trung Quốc phản đối
TTO - Quốc hội Hà Lan trở thành cơ quan lập pháp đầu tiên ở châu Âu gọi những hành động của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ là "diệt chủng". Phía Trung Quốc cho biết họ 'lên án nghiêm khắc' động thái này.

Cổng vào một trung tâm đào tạo nghề (theo cách gọi của phía Trung Quốc) ở Dabancheng, Tân Cương hồi tháng 9-2018 - Ảnh: REUTERS
Ngày 25-2, Quốc hội Hà Lan đã thông qua một kiến nghị không mang tính bắt buộc, trong đó nói rằng những hành động đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc đã lên tới mức "diệt chủng".
"Tội diệt chủng nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ đang diễn ra ở Trung Quốc" - kiến nghị nêu.
Theo Hãng tin Reuters, đây là động thái như vậy đầu tiên của một quốc gia châu Âu. Trong khi đó, theo trang Politico, động thái của phía Hà Lan có thể sẽ khuyến khích cơ quan lập pháp của các nước châu Âu khác ra tuyên bố tương tự.
Người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Lan cho biết Bắc Kinh "lên án nghiêm khắc" động thái trên. Vị này yêu cầu các nghị sĩ Hà Lan dừng các hành động tương tự khác để không làm tổn hại quan hệ giữa Hà Lan với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok cho biết Chính phủ Hà Lan hiện không muốn sử dụng thuật ngữ "diệt chủng" ở Trung Quốc vì tình trạng này vẫn chưa được Liên Hiệp Quốc hay một tòa án quốc tế tuyên bố.
"Tình hình người Duy Ngô Nhĩ hiện là mối lo ngại to lớn" - ông Stef Blok nói với báo giới sau khi kiến nghị trên được thông qua, đồng thời cho biết Hà Lan hi vọng sẽ hợp tác với các nước khác về vấn đề này.
Trong một động thái riêng, nghị sĩ Hà Lan Sjoerd Sjoerdsma (người đứng sau kiến nghị trên) đã đề xuất vận động Ủy ban Olympic quốc tế dời địa điểm tổ chức Thế vận hội mùa đông 2022 - dự kiến diễn ra ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Trước đó, các nghị sĩ Canada cũng có động thái tương tự Quốc hội Hà Lan, khi thông qua cáo buộc "diệt chủng" ở Tân Cương. Họ cũng muốn dời địa điểm tổ chức Thế vận hội mùa đông 2022.
Theo báo South China Morning Post, các nhóm nhân quyền và các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho rằng có ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và người thuộc các nhóm thiểu số Hồi giáo khác đã bị đưa vào các trung tâm giam giữ ở Tân Cương - những nơi mà theo Bắc Kinh chỉ là trung tâm đào tạo nghề.
Tuy nhiên, phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 22-2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng chưa bao giờ có cái gọi là “diệt chủng”, “lao động cưỡng bức” và “đàn áp tôn giáo” ở Tân Cương.
Trong diễn biến liên quan, người phát ngôn của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25-2 cho biết Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc liệu Mỹ sẽ tham gia Thế vận hội mùa đông 2022 ở Trung Quốc hay không.
Trước đó, các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Mỹ đã kêu gọi tẩy chay sự kiện này hoặc dời địa điểm tổ chức khỏi Bắc Kinh, Trung Quốc.
-
TTO - Bộ Công an phối hợp Công an TP.HCM ập vào hơn 10 điểm, bắt Nguyễn Vũ Anh Tuấn và nhiều đồng phạm trong đường dây đánh đề ăn thua hàng trăm tỉ đồng.
-
TTO - Ngay sau khi công an khám xét trụ sở Công ty Xăng dầu Long An (Petrolimex Long An) thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và bắt giám đốc công ty vào sáng 15-4, Petrolimex đã lên tiếng.
-
TTO - Cơ quan điều tra Bộ Công an bắt tạm giam ông Phạm Vũ Hải, nguyên giám đốc Nhà máy ô tô VEAM, để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
-
TTO - Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp biểu quyết thống nhất với đề nghị của Ủy ban kiểm tra Thành ủy về việc khai trừ đảng đối với ông Nguyễn Văn Tứ, cựu chánh Văn phòng Thành ủy. Trước đó, ông Tứ đã bị khởi tố bị can, bắt tạm giam.
-
TTO - Số ca dương tính COVID-19 mới công bố ngày 15-4 của Thái Lan vừa lập một kỷ lục buồn với 1.543 ca, ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm mới ở mốc 4 chữ số. Nước láng giềng Campuchia thì báo cáo thêm 344 ca bất chấp lệnh giới nghiêm.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận