Cách phân biệt bún chứa chất huỳnh quangBún tươi, bánh canh... có độc tố
Phóng to |
Mì sợi - một trong những thực phẩm được phát hiện chứa hàn the - Ảnh: Thuận Thắng |
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa - chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP - cho biết đầu tháng 7-2013, cơ quan này đã lấy hàng loạt mẫu thực phẩm trên thị trường, trong đó có các chợ, và phát hiện thêm nhiều thực phẩm không đảm bảo an toàn.
“Đầu độc” người tiêu dùng
90% mẫu đồ uống đường phố nhiễm vi khuẩn E.coli Kết quả khảo sát chín mẫu thức uống đường phố (trà chanh, trà bát bảo, trà đá, nước ngô, nước mía, trà xanh, nước nhân trần, mẫu nhân trần khô và nước vối) do Hiệp hội Thực phẩm chức năng VN thực hiện trong tháng 7-2013, công bố ngày 23-7 có đến 90% mẫu nhiễm vi khuẩn E.coli, 45% mẫu vượt giới hạn về nấm men, nấm mốc và 33% mẫu phát hiện dư lượng kim loại nặng như chì, thủy ngân và cadimi. |
Cụ thể, kết quả kiểm nghiệm bảy mẫu bún tươi lấy ở các chợ thì cả bảy mẫu đều có chất tinopal, đặc biệt hai mẫu bún còn có chứa axit oxalic. Ngoài ra, một số mẫu bún tươi này có các chất phụ gia thực phẩm natri sunfite (Na2SO3, chất tẩy trắng) và natri benzoat (chất bảo quản) hàm lượng cao gấp nhiều lần mức cho phép.
Tương tự, các mẫu hạt trân châu, sả xay và dừa tươi gọt vỏ được kiểm tra cũng phát hiện hàm lượng chất tẩy trắng natri sunfite vượt mức quy định nhiều lần.
Mở rộng việc lấy mẫu giám sát, kiểm tra chất lượng một số mặt hàng nước giải khát trên thị trường, cơ quan này còn phát hiện 5/5 mẫu nước mía, 6/6 mẫu nước sâm, 5/5 mẫu trà bông cúc, 1/1 mẫu hồng trà trân châu, 7/7 mẫu trà sữa trân châu... không đạt các chỉ tiêu vi sinh (tổng số vi khuẩn hiếu khí, coliform, E.coli, tổng số nấm mốc, nấm men... vượt quá giới hạn cho phép).
Đáng lưu ý, kết quả kiểm tra mẫu đũa tre (loại dùng một lần) của chi cục cũng phát hiện chứa sodium sunfite (hàm lượng 87,4-183,2ppm) và sulfure dioxide (hàm lượng 44,4-93ppm).
Trong khi đó, theo kết quả kiểm tra nhanh phụ gia độc hại trong thực phẩm tại bốn chợ trên địa bàn Q.Tân Bình (Tân Bình, Phạm Văn Hai, Hoàng Hoa Thám, Bàu Cát) được Trung tâm Y tế dự phòng Q.Tân Bình thực hiện cho thấy có tới 21 mẫu thực phẩm (chả quế, chả lụa, chả cá, nem nướng...) chứa hàn the, 12 mẫu (bánh canh, hủ tiếu, bánh ướt, bánh phở...) chứa formol và một mẫu có độ ôi khét vượt mức cho phép. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết cơ sở bị phát hiện kinh doanh thực phẩm không an toàn vẫn vô tư hoạt động.
Phóng to |
Sản xuất bún tại một cơ sở ở Q.Gò Vấp, TP.HCM (ảnh mang tính minh họa) - Ảnh: L.TH.H. |
Không ai chịu trách nhiệm (?)
Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - nguyên viện phó Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM - khuyến cáo nếu ăn phải loại thực phẩm có chứa những phụ gia hàm lượng cao gấp nhiều lần cho phép sẽ gây hại rất nhiều cho hệ sinh vật có lợi trong đường ruột, làm mất cân bằng nhu mô ruột do nhu mô ruột chỉ chịu được độ pH ở mức thích hợp. Nếu cao quá mức sẽ gây tổn thương nhung mao của ruột, gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy).
“Ăn phải thực phẩm có axit oxalic (có tác dụng tẩy trắng) sẽ gây kích thích niêm mạc ruột, thậm chí có thể gây tử vong khi sử dụng ở liều cao” - bác sĩ Mai nói.
Theo ông Thái Hòa, Sở Công thương có nhiệm vụ quản lý kiểm tra, thanh tra các lò bún, lấy mẫu kiểm nghiệm và công bố kết quả giám sát chất lượng.
Việc để xảy ra tình trạng thực phẩm không an toàn bày bán tràn lan là trách nhiệm của Sở Công thương. Ông Hòa cho biết Sở Y tế đã có văn bản đề nghị Sở Công thương và Sở NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, truy nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM cho rằng thẩm quyền của cơ quan này chỉ là cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cho các cơ sở sản xuất.
Còn việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa trên thị trường không thuộc thẩm quyền của Sở Công thương. Cũng theo vị này, hiện Sở Công thương đang phối hợp với Sở Y tế để cùng bàn bạc, đưa ra hướng quản lý sao cho hợp lý, chặt chẽ nhất.
Cũng trong ngày 23-7, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Trần Thị Thái Thanh, phó ban quản lý chợ Phạm Văn Hai, thừa nhận chỉ có thể nhắc nhở, yêu cầu làm cam kết chứ không thể làm gì hơn. “Chúng tôi không thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa hay kiểm tra chuyên môn thực phẩm được” - bà Thanh nói.
Ông Nguyễn Kim Long, phó ban quản lý chợ Hoàng Hoa Thám, cho biết ban quản lý chỉ tuyên truyền, vận động chứ không có thiết bị nào để kiểm tra, phát hiện chất độc trong thực phẩm. “Ban quản lý chợ chỉ được phép đình chỉ kinh doanh có thời hạn chứ không được phép tước giấy phép kinh doanh...” - ông Long nói.
Gần 240kg phụ gia thực phẩm hết hạn dùng Chiều 23-7, đoàn thanh tra của Chi cục ATVSTP TP.HCM đã có buổi phúc tra tại Công ty TNHH hương liệu và hương thơm Hướng Tây (Q.Gò Vấp) để xác minh hợp đồng tiêu hủy 239kg phụ gia đã hết hạn giữa công ty này và đơn vị tiêu hủy. Trước đó, Chi cục ATVSTP TP.HCM kiểm tra kho và xưởng pha trộn hương liệu của công ty này, phát hiện 25 thùng phụ gia thực phẩm với khối lượng 239kg đã hết hạn sử dụng, trong đó có những loại phụ gia hết hạn từ tháng 12-2010, một số phụ gia thực phẩm nhập khẩu không có công bố chất lượng hàng hóa, chưa xuất trình được nguồn gốc. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận