05/11/2019 15:57 GMT+7

Phát hiện bí mật của ‘binh đoàn’ triệu con kiến trong hầm chứa hạt nhân

ĐỖ DƯƠNG
ĐỖ DƯƠNG

TTO - Đàn kiến cả triệu con mắc kẹt trong hầm chứa bom hạt nhân từ thời Liên Xô cũ trong điều kiện không có thức ăn, không thể sinh sản, vậy vì sao chúng vẫn sinh tồn?

Phát hiện bí mật của ‘binh đoàn’ triệu con kiến trong hầm chứa hạt nhân - Ảnh 1.

Đàn kiến sinh sống trong hầm chứa hạt nhân từ thời Liên Xô cũ - Ảnh: NEWSWEEK

Theo tạp chí Newsweek, đàn kiến được phát hiện lần đầu tiên năm 2013. Khi đó giới khoa học đã biết "binh đoàn triệu con" của chúng chỉ gồm toàn kiến thợ. Điều này có nghĩa chúng không thể sinh sản. Tuy nhiên vì sao số lượng đàn kiến vẫn tiếp tục tăng thì vẫn còn là bí mật.

Trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Journal of Hymenoptera Research, các nhà khoa học Ba Lan đã tìm ra cách thức sinh tồn của đàn kiến kỳ lạ, cũng như cách chúng thoát thân khỏi hầm chứa vũ khí hạt nhân ra sao.

Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Wojciech Czechowski chủ trì gồm các chuyên gia thuộc Bảo tàng, Viện động vật học và Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan, đã từng tiến hành một nghiên cứu về loài dơi sống trong hầm chứa hạt nhân từ thời Liên Xô bị bỏ hoang.

Trong quá trình nghiên cứu đó, họ phát hiện những con kiến lửa (wood ant) sống trong hầm đạn dược, nơi trước đây từng chứa cả vũ khí hạt nhân.

Những con kiến này không có lối ra ngoài và có vẻ như chúng có nguồn gốc từ chiếc tổ nằm phía trên ống thông hơi. Sau khi bị rơi từ ống thông hơi xuống, chúng bị "chôn sống" luôn trong hầm chứa hạt nhân và không ra khỏi đó suốt nhiều năm.

Phát hiện bí mật của ‘binh đoàn’ triệu con kiến trong hầm chứa hạt nhân - Ảnh 2.

Đàn kiến sinh sống trong hầm chứa hạt nhân từ thời Liên Xô cũ - Ảnh: NEWSWEEK

Hai năm sau khi trở lại nơi này, các nhà khoa học nhận thấy "binh đoàn" kiến đã tăng trưởng về số lượng. Điều này rất kỳ lạ vì ở đó rõ ràng không có nguồn thức ăn cho chúng, không nhiệt và cũng không ánh sáng.

Khi đó số lượng đàn kiến ước tính khoảng hàng trăm ngàn con, nếu không muốn nói là cả triệu con đang sống trong hầm chứa hạt nhân.

Sự tồn tại và phát triển của đàn kiến trong những điều kiện môi trường cực đoan này khiến nhóm nghiên cứu vô cùng kinh ngạc.

Cho tới năm 2016, đàn kiến này vẫn ở đó và các nhà khoa học lên kế hoạch phân tích hành vi của chúng. Họ dựng một tấm ván ép nối lên một ống thông hơi khác để bọn kiến có thể dùng và thoát khỏi hầm.

Một năm sau, họ quay trở lại và nhận thấy đàn kiến đã gần như hoàn toàn biến mất. Nhóm nghiên cứu kiểm tra các xác kiến bị bỏ lại phía sau và nhận ra những vết cắn và các lỗ thủng, chủ yếu ở phần bụng. Điều này là chứng cứ cho thấy đàn kiến đã ăn xác những đồng loại đã chết của chúng để tồn tại.

Sau khi được cung cấp một lộ trình thoát thân, có vẻ như đàn kiến đã tìm được lối trở về chiếc tổ ban đầu trên ống thông hơi và chúng bỏ luôn cái hầm.

"Sự tồn tại và phát triển của đàn kiến trong hầm qua các năm, trong khi chúng không tự sinh thêm các con kiến khác, có thể là nhờ sự cung cấp liên tục số kiến thợ mới từ cái tổ nằm phía trên và những xác kiến đồng loại", nhóm nghiên cứu kết luận.

"Những xác kiến này giống như nguồn thức ăn không bao giờ cạn cho phép những con kiến bị rớt xuống hầm có thể tồn tại trong điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt", báo cáo nghiên cứu viết.

Cuộc tấn công của đàn kiến lửa Cuộc tấn công của đàn kiến lửa

AT - Bố tôi từ Mỹ trở về. Gặp tôi, ông dang hai tay toan ôm tôi vào lòng như hồi còn bé. Tôi cũng thế, muốn ôm chầm lấy ông. Nhưng bố về mang theo người con gái ấy. Tôi sững người lại, buông hai cánh tay. Nghe nói cô ta bây giờ là một người trẻ thành đạt.

ĐỖ DƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên