Theo đó, Công ty MMS Việt Nam, có trụ sở tại TP.HCM, đã có hành vi vi phạm là đặt sản phẩm quảng cáo của các nhãn hàng L’Oréal (ngày 29-10-2022), Mirinda (ngày 3-1-2023) và Boss Coffee (ngày 30-12-2022) vào các kênh mạng xã hội YouTube ViệtxxKTV và Chính sựxx có nội dung vi phạm pháp luật, được quy định tại khoản 1 điều 8 Luật an ninh mạng.
Quy định xử phạt hành chính với hành vi sai phạm nêu trên được áp dụng theo nghị định 38/2021 của Chính phủ và được bổ sung tại nghị định 129/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.
Với tình tiết giảm nhẹ đã gỡ bỏ các quảng cáo vi phạm nên cục quyết định áp dụng mức phạt tiền 15 triệu đồng với đơn vị này.
Trước đó, cục đánh giá thời gian qua vẫn còn tình trạng các nhãn hàng, đại lý quảng cáo chủ quan, chạy theo lợi nhuận, có xu hướng quảng cáo tràn lan trên các trang thông tin điện tử (website, tài khoản cá nhân, kênh) vi phạm, kém chất lượng.
Một trong những việc sẽ được tập trung trong năm 2023 là phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo trên mạng.
Cũng trong năm 2022 vừa qua, để xử lý tình trạng quảng cáo vi phạm pháp luật tràn lan trên các trang tin điện tử, mạng xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều giải pháp.
Trong đó, lập các đoàn kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới; yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trong vòng 24 giờ theo yêu cầu của bộ.
Yêu cầu người phát hành quảng cáo và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo trong nước kiểm soát chặt hoạt động quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới, dừng hợp tác với các nền tảng quảng cáo có nhiều vi phạm…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận