Thứ 3, ngày 19 tháng 1 năm 2021
Pháp và Đức ngừng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ
TTO - Pháp và Đức đã quyết định ngưng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ vì nước này tấn công người Kurd tại Syria, cùng lúc phong trào biểu tình phản đối Ankara diễn ra tại một số thành phố châu Âu.

Người biểu tình tại Berlin (Đức) ngày 12-10, theo giờ địa phương - Ảnh: REUTERS
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu cuộc tấn công lực lượng dân quân người Kurd từ hôm 9-10. Ankarra từ lâu coi lực lượng này là các phần tử khủng bố, mặc cho sự phản đối từ cộng đồng quốc tế.
Trong một tuyên bố chung giữa các cơ quan ngoại giao và quốc phòng, Pháp cho biết đã ngừng mọi kế hoạch bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, những thứ giúp Ankara leo thang cuộc tấn công tại Syria.
Tuyên bố trên được Paris đưa ra chỉ vài giờ sau khi Berlin thông báo quyết định tương tự. Đức là một trong những nhà cung cấp vũ khí chính của Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số quốc gia châu Âu đã lên tiếng chỉ trích các vụ tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, Phần Lan, Na Uy và Hà Lan đã tuyên bố ngừng xuất khẩu vũ khí sang nước này.

Biểu tình tại Frankfurt, Đức - Ảnh: REUTERS

Biểu tình tại Cologne, Đức - Ảnh: REUTERS
Hàng ngàn người tại nhiều thành phố lớn của châu Âu cũng xuống đường để phản đối hành động của Thổ Nhĩ Kỳ.
Người biểu tình mặc trang phục xanh, đỏ và vàng theo màu cờ của lực lượng Kurd và chỉ trích Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, theo Hãng tin AFP.
Ban tổ chức cho biết hơn 20.000 người đã tham gia biểu tình tại Paris (Pháp) hôm 12-10. Biểu tình cũng diễn ra ở một số thành phố khác tại Pháp như Marseille, Strasbourg, Bordeaux, Lille và Grenoble.
Hãng tin DPA cũng thông báo hơn 10.000 người tại Cologne và vài trăm người khác rải rác khắp nước Đức đã xuống đường.

Cờ của người biểu tình tại khu vực tháp Eiffel, Paris, Pháp - Ảnh: REUTERS
Biểu tình còn diễn ra tại thủ đô Budapest (Hungary), Nicosia (Cyprus) và Hi Lạp.
Cả 2 tuyên bố của Pháp và Đức hôm 12-10 cảnh báo xung đột có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng về phương diện nhân đạo.
Theo bản báo ngày 13-10 của tờ Bild của Đức, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết nước này sẽ không cấp phép mới cho bất kỳ thiết bị quân sự nào có khả năng được sử dụng bởi Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.

Người dân xuống đường biểu tình tại Hi Lạp - Ảnh: REUTERS
Đáp lại, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói với Đài phát thanh Deutsche Welle rằng cuộc tấn công của Thổ vào lực lượng người Kurd là "vấn đề về an ninh quốc gia, về sự sống còn".
Ông Cavusoglu nhấn mạnh bất kỳ lệnh cấm vận vũ khí nào sẽ chỉ củng cố quyết tâm của Ankara.
"Ngay cả khi các đồng minh của chúng tôi ủng hộ tổ chức khủng bố, ngay cả khi chúng tôi đơn độc, ngay cả khi lệnh cấm vận được áp dụng, bất kể họ làm gì, cuộc đấu tranh của chúng tôi đều nhằm vào tổ chức khủng bố này", ông Cavusoglu đáp trả mạnh mẽ.
-
TTO - Ngày này cách đây 47 năm (19-1-1974), Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng trong trái tim người Việt, quần đảo này vẫn mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.
-
TTO - Trên trang web của Nhà Trắng, bà Melania Trump đã gửi thông điệp chia tay đến người dân Mỹ trước khi chuẩn bị dọn đi sau ngày 20-1 tới.
-
TTO - Nghe nơi này có băng, nơi kia có tuyết, nhiều người thích thú, tò mò, rủ nhau đi trải nghiệm, chụp ảnh đăng lên mạng. Và nhiều người khác nhảy vào 'ném đá', bảo có gì đáng háo hức khi người dân địa phương bị chết mất trâu bò, hư hết hoa màu...
-
TTO - Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - môi trường rà soát, báo cáo việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải của phương tiện giao thông, yêu cầu Hà Nội, TP.HCM thu hồi, loại bỏ xe cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn.
-
TTO - 'Tụi em học hệ vừa học vừa làm, học ban đêm, ban ngày đi làm. Thấy tuyển dụng nhân viên siêu thị gần trường nên rủ nhau cùng đi phỏng vấn', Nhi (18 tuổi) kể.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận