Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres thừa nhận không có đủ giải pháp đa phương cho những thách thức toàn cầu - Ảnh: REUTERS
Theo New York Times, tổng thống Mỹ được xếp đầu danh sách phát biểu tại sự kiện khai mạc được tổ chức bằng hình thức trực tuyến ngày 21-9, trước thềm cuộc họp của Đại hội đồng LHQ ngày 22-9. Thay vào đó, phó đại sứ Mỹ tại LHQ Cherith Norman Chalet đại diện Mỹ phát biểu.
Bà Chalet đánh giá LHQ là một "thử nghiệm thành công" nhưng vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại. "LHQ từ lâu đã từ chối cải cách một cách có ý nghĩa, thường xuyên thiếu minh bạch và quá dễ bị tổn thương trước các chế độ chuyên quyền và độc tài", phó đại sứ Mỹ cho biết.
Dù vậy, ông Trump dự kiến có bài phát biểu tại cuộc họp ngày 22-9.
Cuộc họp của Đại hội đồng LHQ năm nay bị phủ bóng bởi những căng thẳng của đại dịch COVID-19 và đối đầu Mỹ-Trung trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách thách thức vai trò dẫn đầu của Mỹ. Khi đại dịch bùng phát ở Trung Quốc, Washington đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh thiếu minh bạch khiến dịch bệnh thêm trầm trọng. Mỹ đã rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới sau khi cáo buộc cơ quan này là "con rối" của Trung Quốc.
Trong bài phát biểu ngày 21-9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định "không quốc gia nào có quyền thống trị các vấn đề toàn cầu, kiểm soát vận mệnh của các nước khác, hay giữ lợi thế phát triển cho riêng mình". "Chủ nghĩa đơn phương là ngõ cụt", Hãng tin Reuters dẫn phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Dù vậy, nhiều nước đã kêu gọi thúc đẩy chủ nghĩa đa phương. "Thế giới đã mệt mỏi với sự chia rẽ. Thế giới cần ngày càng nhiều sự hợp tác và hỗ trợ đa phương", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói.
LHQ đã ra tuyên bố nhân kỷ niệm 75 năm thành lập, trong đó khẳng định các thách thức của thế giới đều liên quan mật thiết với nhau và chỉ có thể được giải quyết thông qua hệ thống đa phương mạnh mẽ hơn nhằm hướng tới xây dựng một thế giới công bằng và bền vững hơn.
Tuyên bố nêu rõ đại dịch COVID-19, thách thức toàn cầu lớn nhất trong lịch sử LHQ, không chỉ gây nên sự chết chóc mà còn khiến cả thế giới rơi vào suy thoái kinh tế, gia tăng tình trạng đói nghèo, bất an và không có ai không bị ảnh hưởng.
Nhưng chính đại dịch cũng nhắc nhở tất cả nhân loại rằng mọi người đều kết nối với nhau, có tác động tương hỗ tới nhau và vì vậy, cần đoàn kết để vượt qua đại dịch và xây dựng năng lực đối phó với nhiều thách thức hơn nữa trong tương lai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận