27/08/2017 12:16 GMT+7

Ở nước ngoài, người dân đi xe buýt được hỗ trợ gì?

TRÙNG DƯƠNG
TRÙNG DƯƠNG

TTO - Để khuyến khích đi xe buýt, các nước có chính sách ưu đãi cho sinh viên, người già... Nhưng nếu giảm giá vé, liệu có cân bằng được thu - chi? Các nước giải bài toán này ra sao?

Một trạm xe buýt tại Singapore - Ảnh: allsingaporestuff
Một trạm xe buýt tại Singapore - Ảnh: allsingaporestuff

Trong 17 năm qua, các khoản đầu tư của chính phủ Singapore vào cơ sở hạ tầng giao thông công cộng (GTCC) đã lên đến con số hơn 17 tỉ đô Sing. Sự giúp đỡ về mặt tài chính này góp phần giữ giá vé GTCC ở mức chấp nhận được.

Ông Lui Tuck Yew - bộ trưởng giao thông Singapore, cho biết: “Giao thông công cộng được chính phủ trợ giá đáng kể, và điều này giúp giữ giá vé ở mức có thể chấp nhận được. Các công ty khai thác vận tải công cộng phải chịu chi phí hoạt động trong việc vận hành hệ thống, và những chi phí này được thu hồi chủ yếu từ việc bán vé".

Chính phủ chịu vốn nặng để phát triển cơ sở hạ tầng, như: đường hầm tàu ​​điện ngầm,  các nút giao dịch xe buýt, những tài sản vận hành đầu tiên trong ngành đường sắt, hệ thống báo hiệu tàu hỏa. Chính phủ Sing cũng đưa ra nhiều kế hoạch trợ giá vé cho người dân có thu nhấp thấp, những người tàn tật,…giúp họ thích nghi với việc tăng giá vé.

Bài toán tài chính

Mặt quan trọng đầu tiên để tạo sự bền vững cho hệ thống giao thông công cộng ở vấn đề tài chính. Nghĩa là, các nhà khai thác GTCC được khuyến khích làm sao vừa cải tiến hiệu quả năng suất hoạt động, nhưng vẫn đảm bảo việc tăng chi phí vận hành trong mức phù hợp.

Không để người đóng thuế phải bị gánh nặng bởi những khoản tăng trợ cấp cho hệ thống GTCC, cơ quan chức năng đã điều chỉnh giá vé thường xuyên, theo từng khoản nhỏ, để đáp ứng những thay đổi về chi phí hoạt động.

Bài tập này cần thực hiện trong thời gian dài, trước khi thực hiện bước nhảy vọt trong sự điều chỉnh giá vé một cách mạnh mẽ. Bất kì sự tăng lên nào sẽ không làm cho giá vé trở nên “không thể chấp nhận” đối với người sử dụng vé tháng.

Chính phủ còn thực hiện mức trợ giá vé GTCC cho những người thuộc diện hộ nghèo, thu nhập thấp, giúp họ đối mặt với các tác động từ việc tăng vé này.

Công thức điều chỉnh giá vé

Điểm mấu chốt trong công thức điều chỉnh vé nằm ở chỗ giá vé nên được giữ ở mức phải chăng, đảm bảo tính khả thi kinh tế và sự bền vững cho các nhà khai thác vận tải công cộng (PTO). Hội đồng giao thông công cộng (PTC) sẽ quyết định hạn mức trong mỗi lần điều chỉnh giá, thay vì để các PTO quyết định.

PTC có thể hoãn việc tăng vé trong một số trường hợp, như: điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn, thất nghiệp tăng cao, hay công thức điều chỉnh giá vé trên lý thuyết qúa nhỏ để thực hiện so với thực tế…

Trong năm 2013, hệ thống GTCC ở Singapore thực hiện 2 chương trình gỉam giá vé cho người lao động có mức lương thấp và người khuyết tật, đồng thời phát hành thẻ GTCC đi lại không giới hạn cho người thành thị cao tuổi và một số trường hợp khác.

Để đảm bảo nguồn riêng giúp đỡ cho những trường hợp bị ảnh hưởng từ việc tăng giá vé, PTO, SMRT và SBST được yêu cầu góp 30% doanh thu và 25% doanh thu từ việc tăng  phí, cho Quỹ vận tải công cộng (PT).

Nó được xem là một dạng hình thức chia sẻ lợi ích với những người mua vé tháng. Giá trị số tiền đóng góp được quy đổi lên đến 13,5 triệu đô Sing trong năm 2014. Chính phủ Sing đã thu 7,5 triệu đô Sing từ quỹ PT, quy đổi toàn bộ ra 250.000 voucher vé (mỗi phiếu trị giá 30 đô Sing) phát cho các hộ gia đình thu nhập thấp.

Châu Mỹ, châu Âu cũng đau đầu

Vào tháng 9 năm ngoái tại Halifax, Canad, hội đồng thành phố đã thông qua một số luật mới, trợ giá một phần vé cho những người có thu nhập thấp và cung cấp dịch vụ vận tải Halifax miễn phí cho người dân tị nạn tại thành phố.

Dự kiến chương trình trợ giá GTCC cho người thu nhập thấp bắt đầu từ 2014, nhưng bị trì hoãn hai năm do một số luật quy định chưa được thông qua. Sau những gì chờ đợi, dự án trợ giá GTCC đã được thí điểm tại Halifax, cung cấp giá vé tháng ở mức 39 USD (giảm 50% so với giá vé gốc dành cho người lớn) cho 500 dân địa phương.

Mức giá này dành cho những người có có thu nhập hàng năm thấp, dưới 31.000 USD (cùng ngưỡng với chương trình miễn thuế ở Halifax). Theo thống kê của Canada, tuy có khoảng 34.000 dân đô thị ở Halifax, nhưng nguồn kinh phí cho dự án trợ giá này còn hạn chế. Việc trợ giá sẽ dựa trên cơ sở người đến trước-sau.

Theo tờ The Coast, luật mới của thành phố cũng quy định, những người dân tị nạn Syria được phép sử dụng miễn phí dịch vụ GTCC Halifax Transit trong vòng 1 năm.

Tại Anh, thị trưởng London Sadiq Khan từng nhấn mạnh: “Chúng ta đang sống trong một thành phố đẳng cấp thế giới, tham vọng của tôi là tạo ra mạng lưới giao thông công cộng (TfL) đẳng cấp thế giới, giá cả phải chăng”.

Ông đã vạch ra kế hoạch tiết kiệm hơn 3 tỉ bảng Anh cho TfL, được thực hiện trong bốn năm tới, đồng thời “đông lạnh” giá vé. Cụ thể, kế hoạch cắt giảm 2 tỉ bảng từ vai trò quản lý và 70 triệu bảng từ các dự án IT. Việc này cho thấy, sắp tới 49 nhà quản lý cấp cao sẽ đối mặt với việc sa thải, tiết kiệm tiếp 40 triệu bảng Anh cho TfL.

Kế hoạch trong năm năm sẽ được thực hiện cho đến năm 2020/21 - bao gồm kế hoạch mở rộng mạng lưới đường Bakerloo, mở rộng tuyến Night Tube và mở tuyến Elizabeth Line.

TfL đang dự tín bán công nghệ thẻ Oyster tiên tiến cho các nước trên thế giới để kiểm một khoản tiền. Ngoài ra, ông cũng đang có kế hoạch tăng lượng quảng cáo trên các mạng lưới vận tải.

Để giảm 50% giá vé xe bus, xe lửa trong 7 ngày mỗi tháng (trong khoảng thời gian 6 tháng), người dân London phải hội đủ những điều kiện: sống tại một quận ở London trong lưới từ 16-60 tuổi, nhận trợ cấp thu nhập, trợ cấp tìm việc.

TRÙNG DƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên