21/07/2023 13:54 GMT+7

Nuôi tôm siêu thâm canh thiếu bài bản gây nguy hại cho môi trường

Ý kiến trên được ông Lê Văn Sử - phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - đưa ra tại hội thảo "Giải pháp môi trường phát triển bền vững ngành tôm" do báo Tuổi Trẻ phối hợp UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức ngày 21-7.

Ông Lê Văn Sử - phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Lê Văn Sử - phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nên có dự án thí điểm để tập hợp các hộ nuôi tôm lại một khu vực

Theo ông Sử, ngành sản xuất lúa tôm ở Cà Mau đang nhiễm mặn và lụi dần. Bạc Liêu đang có quyết tâm mở rộng lại vùng lúa tôm, đây là yếu tố bền vững.

"Nuôi tôm siêu thâm canh cho sản lượng lớn nhưng cũng là mối nguy cực kỳ cho môi trường, do chúng ta không có quy hoạch bài bản, thiếu cơ chế chính sách để gom lại những người nuôi tôm. Kiến nghị ngành nông nghiệp nên quan tâm đến ngành hàng tôm để có sự đầu tư thỏa đáng cho con tôm. Nên có dự án thí điểm để tập hợp các hộ nuôi tôm lại một khu vực", ông Sử nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Sử cho rằng việc đầu tư thủy lợi rất cần, các mô hình nuôi có hệ thống thủy lợi tốt hiện nay đang rất thiếu. Nên áp dụng xử lý nước trong khuôn hộ trước khi xả ra ngoài.

Ông Võ Quang Huy, chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh Sóc Trăng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Võ Quang Huy, chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh Sóc Trăng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo ông Võ Quang Huy, chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh Sóc Trăng, trước đây doanh nghiệp thực hiện mô hình ao nuôi phải có ao lắng bùn trước khi xả ra môi trường. Do đó, chúng ta nên lấy ý kiến để hoàn thiện quy trình nuôi công nghệ cao đúng quy định để triển khai cho người dân. Cần xây dựng mô hình mẫu để lấy ý kiến rồi sau đó triển khai cho người dân.

Nuôi kiểu "chạy đua" nên không có chỗ chứa thải

Trong khi đó, theo GSTS Vũ Ngọc Út - Hiệu trưởng trường thủy sản (thuộc Trường đại học Cần Thơ), hiện tình trạng vùng nuôi thâm canh, siêu thâm canh lớn, chúng ta nên áp dụng công nghệ tự động vào xử lý, quản lý môi trường như vấn đề oxy, nhiệt độ.

GSTS Vũ Ngọc Út - hiệu trưởng Trường Thủy sản (thuộc Trường đại học Cần Thơ) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

GSTS Vũ Ngọc Út - hiệu trưởng Trường Thủy sản (thuộc Trường đại học Cần Thơ) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ngoài ra, ông Út cho rằng con giống hiện nay ở quá trình thoái hóa, chất lượng con giống không đảm bảo cho vấn đề nuôi, chúng ta phải nghĩ đến đảm bảo di truyền tạo ra các con giống tốt.

"Chúng tôi có dự án 3R (giảm thiểu đầu vào thức ăn, tính toán mô hình thức ăn theo từng giai đoạn của con tôm; thứ 2 là tái sử dụng nước thải, chất thải từ ao nuôi tôm để nuôi những loài khác; sử dụng rong biển để làm giảm khả năng phát thải chất độc). Phương thức này hướng tới vẫn nuôi siêu thâm canh để nâng cao năng suất, sản lượng nhưng vẫn đảm bảo về môi trường", ông Út nhấn mạnh.

Ông Đặng Văn Ngọc - giám đốc HTX 30-4 tỉnh Bạc Liêu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Đặng Văn Ngọc - giám đốc HTX 30-4 tỉnh Bạc Liêu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo ông Đặng Văn Ngọc - giám đốc HTX 30-4 tỉnh Bạc Liêu, qua hơn 20 năm, nuôi tôm công nghệ cao thì nhiều cái cao theo, thay nước nhiều, chất thải nhiều, mật độ con tôm nhiều, con tôm chỉ hấp thu được 40%, còn 60% thải ra môi trường. Nhiều hộ nuôi kiểu "chạy đua" không có đủ diện tích đảm bảo nên không có chỗ chứa thải. Chúng tôi giờ quan trắc cả môi trường nước ngoài sông, rồi tự gửi đi xét nghiệm.

"Các cơ quan chức năng xem xét lại yếu tố môi trường, đây không phải là do người nuôi. Cần chú ý các nhà máy sơ chế biến. Nguồn tôm từ các nhà máy sơ chế biến từ các nơi đem về thải ra môi trường rất nhiều mầm bệnh".

Đã có phương án chuyển nước cho vùng nuôi

Ông Hoàng Anh Tuấn, Phụ trách phòng quản lý quy hoạch Cục thuỷ lợi - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ông Hoàng Anh Tuấn, phụ trách phòng quản lý quy hoạch Cục Thủy lợi - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chia sẻ tại hội thảo, ông Hoàng Anh Tuấn, phụ trách phòng quản lý quy hoạch Cục Thủy lợi, cho biết về quy hoạch thủy lợi vùng quy hoạch sắp tới Bộ NN&PTNT cũng đã có phương án chuyển nước cho bán đảo Cà Mau và chuyển nước cho vùng nam quốc lộ 1A. Nếu triển khai thành công sẽ giúp rất nhiều cho vùng nuôi tôm của khu vực ĐBSCL.

Thắng lớn nhờ nuôi tôm tuần hoàn nướcThắng lớn nhờ nuôi tôm tuần hoàn nước

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm, nhiều hộ dân và doanh nghiệp nuôi tôm đã ứng dụng các công nghệ sử dụng ít nước hoặc công nghệ tuần hoàn để tái sử dụng nguồn nước, đem lại hiệu quả cao trong quản lý môi trường lẫn chất lượng con tôm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên